Chuyên gia Rabobank cảnh báo biên lợi nhuận nuôi tôm nhiều nơi có thể âm trong năm 2022

Thị trường thế giới 08:17 04/07/2022 Bảo Ngọc
Nếu như biên lợi nhuận của người nuôi tôm trong năm 2021 đạt tới 40% thì nửa đầu năm nay, con số ấy đang giảm mạnh trong năm nửa đầu năm 2022 và nguy cơ bị âm nếu người nuôi không thể kiểm soát được chi phí đầu vào trong khi giá vẫn tiếp tục giảm

 

 

Giá giảm nhưng chi phí đầu vào liên tục tăng

Theo Undercurrent News, chuyên gia phân tích thuỷ sản tại ngân hàng Rabobank ông Gorjan Nikolik cảnh báo ngành tôm toàn cầu đang đứng trước bước ngoặt lớn, có thể gây thiệt hại đáng kể trong năm 2022.

Năm 2021, nguồn cung tôm tăng tới 17,6% và đà tăng trưởng này tiếp tục kéo dài trong năm 2022. Ngân hàng Rabobank dự báo nguồn cung tôm trên toàn cầu có thể vượt 5 triệu tấn trong năm 2022, cao hơn 1 triệu tấn so với 2 năm trước. 

Tuy nhiên, ông Gorjan Nikolik cho rằng điều này đồng nghĩa nông dân có thể đối mặt với giai đoạn khó khăn. Chi phí liên tục tăng, đặc biệt là các khoản như thức ăn chăn nuôi, giá cước tàu và năng lượng.

Giá thức ăn cho tôm tăng tới 30% kể từ năm 2019 và xu hướng này có thể vẫn tiếp diễn trong vòng 2 - 3 năm tới. Thời điểm hiện tại, giá cước vận tải cũng tăng gấp 2 - 3 lần so với thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.

Đồng thời, giá điện tăng cũng tác động đến chi phí nuôi tôm khi người dân liên tục phải sử dụng máy sục khí ở các ao. 

Trong khi đó, giá tôm có lúc giảm xuống dưới mức trước khi đại dịch bùng nổ. 

Ngoài ra, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến túi tiền người dùng, càng khiến họ thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các dịch vụ ăn uống, nhà hàng. Điều này càng tạo áp lực lên nhu cầu tôm. 

Trung Quốc, đất nước nhập khẩu tôm thuộc top đầu thế giới, vẫn đang vật lộn với dịch COVID-19. Ngân hàng Rabobank ước tính doanh số dịch vụ ăn uống tại Trung Quốc trong năm 2022 giảm 5,8% xuống 680 tỷ USD sau khi phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021.

Theo ông Gorjan Nikolik, biên lợi nhuận của người nông dân trong năm 2022 giảm mạnh. 

“Nếu như biên lợi nhuận của người nuôi tôm trong năm 2021 đạt tới 40% thì con số ấy đang giảm mạnh trong năm nửa đầu năm 2022 và nguy cơ bị âm nếu không thể kiểm soát được chi phí đầu vào trong khi giá vẫn tiếp tục giảm”, ông Gorjan Nikolik nói.

Việt Nam vẫn "sống khoẻ" nhờ trình độ chế biến sâu và đa dạng hoá thị trường

Ecuador tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng sản lượng lớn nhất thế giới. Năm 2021, sản lượng tôm nước này vượt mốc 1 triệu tấn, tăng vọt so với 793.000 tấn trong năm 2020. 

Dữ liệu từ ngân hàng Rabobank và cơ quan thuỷ sản quốc gia Ecuador Camara Nacional de Acuacultura (CNA) cho thấy xuất khẩu tôm của nước này tăng tới 33% trong 4 tháng đầu năm 2022.

“Xuất khẩu tôm của Ecuador đang chuyển hướng một phần sang Mỹ và các nước Châu Âu, ngay cả khi nhu cầu của Trung Quốc đang dần phục hồi”. Ông cũng lưu ý rằng trong khi các nhà sản xuất ở các quốc gia khác đã phản ứng với với đà giảm giá bắt đầu từ khoảng tháng 3 trở  đi còn Ecuador thì không, sản lượng vẫn tăng trưởng bình thường. 

Mặt khác, tại Ấn Độ, nông dân bắt đầu cảm nhận được tín hiệu giá tôm giảm. Mặc dù khối lượng xuất khẩu tôm không đổi nhưng vì giá đang đi xuống nên lợi nhuận của người nuôi cũng bị bào mòn.

Là nhà cung cấp chính ở Mỹ, Ấn Độ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador và Indonesia. 

Việt Nam, với trình độ chế biến chuyên sâu, cho đến nay vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định. 

Ông Gorjan Nikolik nhận định Việt Nam được hưởng lợi từ việc đa dạng hoá thị trường và linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu. Khi nhu cầu thị trường thay đổi, các doanh nghiệp cũng thay đổi định hướng, tập trung vào các thị trường có sức tiêu thụ cao, thay vì chỉ mãi xuất khẩu vào các thị trường truyền thống. 

Giá tôm tại bờ giảm kể từ đầu năm nhưng nhìn chung vẫn cao hơn so với năm 2020 - 2021.

Và tại Indonesia, nơi chủ yếu bán hàng cho thị trường Mỹ, lượng xuất khẩu tăng 21% trong quý đầu tiên của năm. 

Thị trường tôm nội địa của Indonesia màu mỡ hơn so với các đối thủ. Trong năm 2021, quốc gia này tiếp tục duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu bằng việc chuyển một phần từ nội địa sang xuất khẩu, ông Gorjan Nikolik giải thích. 

Ông Gorjan Nikolik giá tôm sẽ giảm xuống mức trung bình của nửa đầu năm 2020.

Bảo Ngọc (Theo Vietnambiz)

bien loi nhuan nuoi tom

TIN MỚI CẬP NHẬT

Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT

 |  10:44 08/05/2024

Ngày 16/4/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã ký ban hành Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT.

Seychelles và Comoros ký thỏa thuận chống đánh bắt IUU tại khu vực EEZ

 |  08:42 08/05/2024

(vasep.com.vn) Seychelles và Comoros đã ký một thỏa thuận nhằm cải thiện mối quan hệ trong nghề cá nhằm chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

QĐ.Marshall phê chuẩn thỏa thuận của Liên hợp quốc về chống đánh bắt IUU

 |  08:40 08/05/2024

(vasep.com.vn) Quần đảo Marshall đã phê chuẩn thỏa thuận của Liên hợp quốc về chống đánh bắt cá bất hợp pháp.

Infographic: Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024

 |  08:37 08/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tháng 3/2024 tiếp tục sụt giảm. Tính lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch mặt hàng này đạt 57 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Chống khai thác IUU: Hãy cùng hành động để sớm gỡ “Thẻ vàng”

 |  10:06 07/05/2024

Dự kiến cuối tháng 5 này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra lần 5 về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Do vậy, từ đây đến đó là thời điểm quyết định để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với Bộ NN-PTNT cùng lãnh đạo của một số địa phương liên quan xung quanh vấn đề này.

Khám phá ẩm thực toàn cầu tại THAIFEX - Anuga Asia 2024

 |  09:08 07/05/2024

THAIFEX - Anuga Asia 2024, hội chợ hàng đầu trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống (F&B) tại châu Á, sẽ mở cửa với số lượng công ty tham dự trưng bày kỷ lục. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 28/05 đến 01/06/2024, tại trung tâm triển lãm IMPACT Muang Thong Thani ở Bangkok, Thái Lan.

Avanti, Devi, Sandhya Aqua dẫn đầu về doanh thu tôm tại Ấn Độ

 |  09:07 07/05/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ đơn vị tư vấn Shrimp Insights về ngành tôm của Ấn Độ, Avanti Feeds, Devi Sea Foods và Sandhya Aqua là ba nhà sản xuất tôm và thức ăn chế biến lớn nhất Ấn Độ theo doanh thu.

Báo cáo của Ủy ban châu Âu về đánh bắt IUU và thành tựu 2020 - 2023

 |  09:03 07/05/2024

(vasep.com.vn) Ủy ban châu Âu đã công bố báo cáo giai đoạn 2020 - 2023 về các hoạt động ngăn ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), trong đó nêu rõ thành tựu quan trọng là Quy định IUU sửa đổi, được thông qua trong khuôn khổ sửa đổi hệ thống kiểm soát nghề cá của EU.

Bến Tre kiên quyết không cho 399 tàu “3 không” ra khơi để thực hiện IUU

 |  08:54 07/05/2024

Hiện nay, các ngành các cấp ở tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không quy định (IUU) và công tác chuẩn bị đón Đoàn thanh tra EC lần thứ 5.

Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL

 |  16:14 06/05/2024

Có lẽ chưa lúc nào vấn đề nguồn nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được quan tâm như gần một thập niên qua. Trong tám năm, kể từ 2016, mùa mưa lũ nông dân lo âu khi những kỳ nước nổi mênh mông kéo dài dường như chỉ còn trong ký ức; tới mùa khô, nhiều địa phương ven biển nháo nhào vét những dòng nước ngọt hiếm hoi còn sót; các đoạn sạt lở, sụt lún tiếp tục gia tăng, chưa biết chừng nào giảm bớt con số báo động.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC