Cấm nhập lúa mì: Nước ngoài không thể 'chiều' VN

Chính sách 08:29 25/10/2018
Lệnh cấm nhập khẩu gây ra rất nhiều hệ lụy cho cả các DN sản xuất thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là bột mì từ bánh mì, bánh ngọt, mì tôm, fastfood...

Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM vừa có thư kiến nghị gửi bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) nhập khẩu lúa mì.

Cụ thể thời gian vừa qua, Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA) đã nhận được rất nhiều phản ánh của các DN hội viên sản xuất và nhập khẩu lúa mì về thông tin Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I phát hành công văn về việc tái xuất các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm cỏ dại Cirsium arvense.

Theo Công văn số 95/CV-KDI của Chi cuc Kiểm dich thưc vật Vùng I ký ngày 5/9/2018 nêu rõ: Thực hiên chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật báo cáo Bộ NN&PTNT xem xét ra quyết định tạm ngừng nhập các loại vật thể thuộc diện kiểm dịch thự vật bị nhiễm cỏ dại “Cirsium arvense” (kế đồng).

Mới đây nhất ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cuc Bảo vệ thực vật), cũng khẳng định Cục Bảo vê thực vật không cấm nhập khẩu lúa mì, chỉ cấm lúa mì có lẫn cỏ dai Cirsium arvense. Các DN có thể nhập lúa mì từ các quốc gia không có loai cỏ này.

Trước tình hình trên, ngày 8-10-2018 FFA đã tổ chức buổi tọa đàm khẩn khó khăn của DN nhập khẩu lúa mì nhằm đánh giá rõ nét hơn tính chất nghiêm trọng của sự việc cũng như mong muốn được chia sẻ, tìm ra các giải pháp tối ưu cho vấn đề, giải quyết ngay khó khăn cho DN.

Tại buổi tọa đàm, các công ty sản xuất bột mì cho biết hiện mỗi chuyến tàu nhập khẩu lúa mì có trọng tải 30-50 ngàn tấn, có giá trị khoảng 20 triệu USD tương đương gần 500 tỉ đồng. Nếu buộc phải tái xuất, thiệt hại sẽ vô cùng lớn.

Mặt khác các DN cho biết nếu đàm phán với các nước mà DN đang nhập khẩu nguồn nguyên liệu chính là lúa mì với số lượng lớn như Nga, Mỹ, Canada, Úc... thì họ không chấp nhận các đơn hàng nhập khẩu có yêu cầu loại bỏ các loại cỏ dại có trong lúa mì vì không phù hợp với quy trình sản xuất của họ. Vì họ thu hoạch và sản xuất với số lượng lớn và bán đi khắp thế giới theo quy trình này.

Do vậy, chưa thể thiết kế quy trình sản xuất mới riêng cho Việt Nam, điển hình các nước đang nhập khẩu lúa mì với số lượng lớn của họ như Thái Lan, Malaysia, Indonesia hiện cũng không có yêu cầu này.

Nhận thấy, hàng năm Việt Nam đều nhập khẩu từ 4 triệu đến 5 triệu tấn lúa mì đối với các DN đang mua lúa mì từ bạn hàng truyền thống Nga, Mỹ, Canada, Úc..., nếu chuyển đổi sang một quốc gia khác thì không thể nào đáp ứng được chất lượng và giá cả tốt như hiện nay.

Nếu quyết định nói trên được áp dụng, không chỉ riêng các DN nhập khẩu lúa mì và sản xuất bột mì bị thiệt hại do phải ngưng sản xuất vì không có nguyên liệu mà còn kéo theo rất nhiều hệ lụy.

Đó là các DN sản xuất thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là bột mì từ bánh mì, bánh ngọt, mì tôm, fastfood, thậm chí các DN sản xuất nguyên liệu, thức ăn dành cho chăn nuôi đều sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi quy định này.

Do vậy Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM làm thư này kiến nghị bộ trưởng Bộ NN&PTNT xem xét: Cho phép tạm ngưng áp dụng thời gian thực hiện quy định của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), bắt đầu từ ngày 1-11-2018 tất cả các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm cây kế đồng sẽ bị xử lý theo hình thức tái xuất đối với mặt hàng lúa mì.

"Hiện tại các DN đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện quy định này. Chúng tôi cam kết sẽ đóng góp hết khả năng của mình để cung cấp các bằng chứng khoa học, cũng như chia sẻ các khó khăn, bất cập của DN. Mong rằng Bộ NN&PTNT có thể hiểu được các thuận lợi khó khăn của DN từ đó đưa ra quyết định cụ thể", công văn nêu rõ.

(Theo Báo mới)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận từ VASEP tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

 |  10:30 26/09/2024

(vasep.com.vn) Sáng 26/9/2024, tại Văn phòng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯ MTTQ VN), ông Nguyễn Huy Chí - Trưởng Ban Dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện UBTƯ MTTQVN tiếp đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam do ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký dẫn đầu, và tiếp nhận từ VASEP số tiền 658.339.696đ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.

EU khuyến nghị thay đổi quy định về bùn cá, sản phẩm phụ để cải thiện tính tuần hoàn

 |  08:21 26/09/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng tư vấn tiếp thị của EU đề xuất rằng bùn cá nên được chấp nhận là phân bón hữu cơ và các phần vụn cá nên được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm, cùng với các khuyến nghị khác.

Trung Quốc: Giá cá rô phi tăng sau đợt bão

 |  08:18 26/09/2024

(vasep.com.vn) Những người nuôi và chế biến cá rô phi ở miền Nam Trung Quốc đã chứng kiến giá mua cá tăng trong tháng qua do sản lượng thu hoạch hạn chế và nhu cầu trước kỳ nghỉ lễ tăng mạnh.

Giá bạch tuộc đông lạnh tăng do sản lượng khai thác ở Mexico và Mauritania giảm

 |  08:15 26/09/2024

(vasep.com.vn) Giá bạch tuộc đông lạnh đang tăng tại nguồn, do sản lượng đánh bắt giảm ở các vùng sản xuất chính như Mexico và Mauritania trong những tháng gần đây và hiện nay là sản lượng đánh bắt chậm hơn ở Morocco, một trong những trung tâm đánh bắt chính của loài này.

Hợp tác chống đánh bắt cá bất hợp pháp ở Đông Nam Á

 |  08:41 25/09/2024

(vasep.com.vn) Các đại diện từ Cơ quan Quản lý Nghề cá Australia (AFMA) đã tổ chức hội thảo toàn diện về hệ thống giám sát tàu thuyền theo Chương trình Chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và Thúc đẩy nghề cá bền vững ở Đông Nam Á (Chương trình Đánh bắt IUU của SEA).

Giá sò điệp tại tàu của Mỹ giảm nhẹ

 |  08:39 25/09/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 37 (9-15/9/2024), giá cập cảng của cả loại sò điệp Đại Tây Dương (Placopecten magellanicus ) cỡ lớn nhất và nhỏ nhất đều tăng nhẹ tại phiên đấu giá hải sản ở New Bedford, Massachusetts, Hoa Kỳ, trong khi giá của những kích thước phổ biến nhất lại giảm nhẹ.

Peru: Sản lượng đánh bắt cá cơm tăng mạnh

 |  08:37 25/09/2024

(vasep.com.vn) Tháng 6/2024, sản lượng đánh bắt của Peru ghi nhận mức tăng 133% đạt 362.200 tấn.

Maldives rút lại quyết định cho phép đánh bắt cá ngừ bằng tàu longline

 |  08:35 25/09/2024

Theo thông cáo báo chí chung từ Blue Marine Foundation và các tổ chức phi chính phủ khác, chính phủ Maldives sẽ không cấp lại giấy phép đánh bắt cá bằng tàu longline, hủy bỏ kế hoạch mở lại nghề cá lần đầu tiên kể từ năm 2010.

Đà tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ tiếp tục chậm lại trong tháng 8

 |  08:26 25/09/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng chậm lại trong tháng 8. Giá trị XK trong tháng này chỉ tăng 3%, đạt gần 90 triệu USD. Tính lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch XK đạt gần 648 triệu USD, tăng 19%.

Nghị định điện mặt trời mái nhà chuẩn bị được ban hành

 |  15:47 24/09/2024

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan cần bám sát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch liên quan, để Nghị định áp dụng sẽ tạo sự khác biệt, nổi trội.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC