Năm 2023, khoảng 563.000 tấn cá tra đông lạnh được đưa vào thương mại Quốc tế, giảm 25% so với năm 2022. Phile cá tra đông lạnh chiếm 84% tổng NK mặc dù đã giảm 29% so với năm 2022; Cá tra đông lạnh nguyên con chiếm 15% thương mại, tăng 3% so với năm 2022.
Khối lượng NK cá tra nguyên con đông lạnh trong năm 2023 ở Trung Quốc tăng 9%, Colombia tăng 10%, Uzbekistan tăng 82%; Qatar tăng 54%, Hàn Quốc tăng 5% so với năm 2022; NK phile cá tra đông lạnh tăng ở Brazil tăng 15%, Philippin tăng 10%, Singapore tăng 10%, Anh tăng 10%, và Đức tăng 45%. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất cho cả cá nguyên con và phile đông lạnh, chiếm 29% tổng khối lượng NK cá tra đông lạnh, tiếp theo là Mỹ 15% và Brazil 6%.
Năm 2023, tổng NK cá tra đông lạnh vào Trung Quốc tăng lên tới gần 163 nghìn tấn, giảm 35% so với năm 2022.
NK cá tra đông lạnh của Mỹ là gần 92 nghìn tấn, trong đó Việt Nam chiếm 91% và 9% còn lại từ Thái Lan và Trung Quốc.Châu Âu NK gần 66 nghìn tấn cá tra đông lạnh, bao gồm 91% phile đông lạnh và 9% cá tra nguyên con đông lạnh. Trong đó, khoảng 85% cá tra NK có xuất xứ từ Việt Nam.
Anh là nước NK cá tra đông lạnh lớn nhất ở Châu Âu trong năm 2023, đồng thời ghi nhận lượng NK ổn định và tăng trưởng. Năm 2023, gần 16 nghìn tấn cá tra đông lạnh từ Việt Nam NK vào Anh, tăng 9% so với năm 2022. Giá NK trung bình giảm 6,06% xuống 3,88 USD/kg vào năm 2023.
Tại Châu Á, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về tiêu thụ cá tra, chiếm 56% tỷ trọng NK cá tra, Thái Lan chiếm 11%, Philippin chiếm 10% và Singapore chiếm 6%. Tiêu thụ phile cá tra tại khu vực này đã tăng đáng kể trong gần một thập kỷ. Loài này được bán phổ biến với tên gọi “dory” ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Ở Malaysia, người dân địa phương gọi là “ikan patin” và được tiêu thụ phổ biến dưới dạng cá nguyên con, hấp hoặc nấu với sầu riêng lên men trong nước dùng cay. Đáng chú ý là tổng cộng 2.952 tấn cá tra đông lạnh đã được Uzbekistan NK vào năm 2023, tăng 76% so với năm 2022.
Khu vực Mỹ Latinh năm 2023 NK gần 90 nghìn tấn cá tra đông lạnh, trong đó Brazil, Mexico và Colombia chiếm 58%. Brazil, Honduras và Argentina là những quốc gia trong khu vực có tăng trưởng dương vào năm 2023. Với nhu cầu nội địa mạnh mẽ, Brazil vẫn là nước NK cá tra lớn nhất ở Mỹ Latinh; và cũng là thị trường tiêu thụ cá tra đông lạnh lớn thứ 3 của Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia sản xuất và XK cá tra lớn nhất thế giới, với sản phẩm được ưa chuộng tại nhiều thị trường quốc tế, hương vị thơm ngon, giá cả cạnh tranh. Tính đến hết tháng 7/2024, XK cá tra đã đi được hơn 1 nửa chặng đường. Tình hình XK cá tra trong 7 tháng đầu năm nay được đánh giá là khá khả quan khi kim ngạch XK sang một số thị trường lớn ghi nhận tăng trưởng dương liên tục. Tuy nhiên, XK cá tra cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khách quan: xung đột chính trị, căng thẳng thương mại, xung đột Nga – Ukraine, thuế chống bán phá giá của Mỹ; biến đổi khí hậu, dịch bệnh, gia tăng chi phí vận tải, hay những rào cản trong ứng dụng khoa học công nghệ và ứng dụng số.
Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm. Cá tra có lợi thế vì giá cả phải chăng. Người nuôi và các nhà chế biến ở Việt Nam đang kỳ vọng nhu cầu sẽ cao hơn vào nửa cuối năm 2024. XK cá tra nửa cuối năm ước đạt hơn 1 tỷ USD, và lũy kế cả năm 2024 ước đạt 2 tỷ USD, tăng gần 9%.
Vừa qua, Hội thảo: Phát triển bền vững ngành nuôi trồng Thủy sản trong khuôn khổ Vietfish 2024 đã diễn ra thu hút đông đảo khán giả tham dự. Nhiều DN cũng đến và tìm hiểu thêm về tình hình XK thủy sản Việt Nam, trong đó có cá tra, cũng như lắng nghe và thảo luận về những vấn đề “nóng” xoay quanh chủ đề phát triển bền vững ngành NTTS.
(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.
(vasep.com.vn) Một nghiên cứu của Hiệp hội Thủy sản Toàn Nga (VARPE) cho thấy Nga đang bán nhiều cua hơn trong nước sau khi mất thị trường tại Hoa Kỳ
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt thoả thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ ngành, địa phương kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ được giao, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ cảnh báo thẻ vàng EC. Đồng thời, chuẩn bị cho đợt kiểm tra của EC trong quý 2/2025...
(vasep.com.vn) Các cơ quan chức trách Nga vừa công bố kế hoạch bán thêm hạn ngạch cua tại vùng Viễn Đông và cố gắng đấu giá hạn ngạch tại khu vực phía Bắc với mức giá ưu đãi theo chương trình hạn ngạch đầu tư.
(vasep.com.vn) Thêm 1 năm đáng tự hào của XK cá tra Việt Nam khi cán mốc hơn 2 tỷ USD, đóng góp 20% vào tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam. XK cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn thách thức bằng kim ngạch XK 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường, sự biến động của các yếu tố địa chính trị, chiến tranh, cước vận tải, thuế,...là rào cản khó tránh khỏi trong bối cảnh hiện tại.
Thông tin từ Sở NN&PTNT Vĩnh Long, năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt 152.192 tấn, giảm 3,5% so năm 2023; trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 146.309 tấn, giảm 3,6%, riêng cá tra nuôi công nghiệp đạt 95.100 tấn, giảm 4%.
(vasep.com.vn) Nhà xuất khẩu tôm Aquagold của Ecuador đã ký một thỏa thuận nhãn hiệu riêng với công ty Jinfulin của Trung Quốc, mở rộng hoạt động ở miền bắc Trung Quốc sau một thỏa thuận phân phối trước đó với một trong những nhà chế biến tôm lớn nhất Trung Quốc ở phía nam.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn