Các công ty thủy sản Nhật Bản áp dụng phương pháp làm việc tại nhà

Thị trường thế giới 09:18 01/06/2020
(vasep.com.vn) Một số công ty thủy sản lớn ở Nhật Bản đã tạm thời thay đổi cách vận hành trong bối cảnh dịch COVID-19, chuyển sang làm việc tại nhà và các phương pháp khác để đảm bảo an toàn cho nhân viên.

Các nhà máy trong và ngoài nước của công ty Maruha Nichiro vẫn đang hoạt động bình thường, mặc dù văn phòng tư vấn khách hàng của công ty này chỉ trả lời các thắc mắc bằng email thay vì các cuộc gọi thông thường. Công ty này cho biết phương pháp này có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường để phản hồi.

Một số sản phẩm của công ty có trụ sở tại Tokyo đang nhận được sự thúc đẩy từ việc thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng liên quan đến dịch COVID-19. Một phương thức tiêu dùng có tên gọi là "nesting", người tiêu dùng sẽ hạn chế mua sắm không cần thiết và ăn ở nhà, đang gia tăng.

“Nesting” đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với sản phẩm thủy sản có thể bảo quản lâu, trong đó cá thu đóng hộp là một trong những sản phẩm bán chạy nhất. Sản lượng cá thu đóng hộp ở Nhật Bản cao hơn so với cá ngừ đóng hộp kể từ năm 2014. Năm 2018, sản lượng cá thu đóng hộp đạt đỉnh ở mức 49.349 tấn, trong đó sản lượng cá ngừ đạt 31.756 tấn. Sản lượng cá thu tăng trưởng mạnh bắt đầu khi một số chương trình truyền hình nhấn mạnh hàm lượng axit béo omega-3 EPA và DHA cao trong cá thu đóng hộp. Năm 2019, sản lượng cá thu giảm nhẹ, nhưng nhu cầu hiện tại đã tăng mạnh trở lại.

Một sản phẩm khác của Maruha Nichiro thích nghi tốt với yêu cầu ở nhà của Chính phủ là một loạt các món “Wildish” như cơm pilaf, cơm chiên và các món mì. Các sản phẩm này có thể ăn ngay tránh tất cả việc dọn dẹp. Cơm tôm pilaf là mặt hàng thủy sản duy nhất đang được cung cấp.

Một số công ty đang vật lộn để tìm cơ hội kinh doanh trong đại dịch. Công ty Kyokuyo, có trụ sở tại Tokyo, là công ty hàng đầu về món sashimi thăn cá ngừ, sản phẩm đang bị ảnh hưởng nặng nề do hoạt động giải trí và ăn uống giảm. Các nhà hàng Nhật Bản không bị phong tỏa, nhưng được yêu cầu đóng cửa trước 8 giờ tối trong bối cảnh đại dịch.

Trong khi đó, Công ty Nippon Suisan Kaisha (Nissui) có trụ sở tại Tokyo đã thiết lập chính sách làm việc tại nhà đối với trụ sở chính của công ty kể từ ngày 27/3/2020. Sau khi Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc vào ngày 7/4/2020, chính sách này đã được mở rộng cho các cơ sở nghiên cứu và phát triển của Nissui, ở Tokyo và các văn phòng bán hàng ở tỉnh Osaka và Fukuoka. Một hệ thống bán hàng di động đã được áp dụng từ lâu, nhưng nhân viên bán hàng cũng có thể làm việc tại nhà ngay thời điểm này. Nissui cũng giảm các dịch vụ hỗ trợ qua điện thoại tại trung tâm dịch vụ khách hàng và trụ sở chính từ ngày 14/4/2020.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC