Các thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, CPTPP là các điểm đến lớn nhất của cá tra Việt Nam. Các thị trường này cũng tiêu thụ các loài cá thịt trắng khác, là những đối thủ “nặng ký” của cá tra Việt Nam.
Những đối thủ nặng ký của cá tra Việt Nam
Cá tuyết (cod) được coi là "vua" của các loại cá, cá tuyết có giá trị thương hiệu cao, chất lượng thịt tốt, giá trị dinh dưỡng dồi dào, giàu protein, vitamin và khoáng chất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao, do đó đây là loài có vị trí cao cấp trong ẩm thực nhiều quốc gia. Tuy nhiên, giá thành cao do mùa vụ và nguồn cung hạn chế là những rào cản lớn.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), nửa đầu năm nay, NK cá tuyết đông lạnh mã HS 030363 của Trung Quốc từ thế giới đạt gần 296 triệu USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2022 ghi nhận là năm quốc gia này NK nhiều nhất cá đông lạnh, với hơn 732 triệu USD, tăng 49% so với năm 2021.
Được ưa thích thứ 2 tại Trung Quốc sau cá minh thái, nhưng tại Mỹ, cá tuyết cod là loài cá thịt trắng được tiêu thụ nhiều nhất, đặc biệt là phile cá tuyết đông lạnh mã HS 030471. Năm 2023, NK sản phẩm này vào Mỹ đạt 475 triệu USD, giảm 22% so với cùng kỳ, chiếm 27% trong tổng cá thịt trắng Mỹ NK từ thế giới. Trước đó, năm 2022, quốc gia này tiêu thụ gần 610 triệu USD phile cá tuyết, tăng 47% so với năm 2021, và là năm NK nhiều nhất sản phẩm này tính đến nay.
Cá minh thái (Hake) là một lựa chọn thay thế tốt cho cá tuyết với vị ngọt, ít béo và giá cả phải chăng và ổn định hơn so với các loài cá khác. Tuy nhiên, cá minh thái ít đa dạng về sản phẩm và thường được sử dụng để chế biến các sản phẩm cơ bản như cá viên, cá fillet. Theo ITC, nửa đầu năm nay, NK cá minh thái Alaska đông lạnh mã HS 030367 của Trung Quốc đạt hơn 353 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến nay, năm 2019 ghi nhận là năm Trung Quốc tiêu thụ nhiều nhất sản phẩm này, với gần 941 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ.
Cá rô phi cũng giàu protein và các axit amin thiết yếu, giá thành của cá rô phi thường khá cạnh tranh trên thị trường. Cá rô phi, đặc biệt là sản phẩm phile cá rô phi đông lạnh, là sản phẩm được ưa thích tại Mỹ, chỉ sau phile cá tuyết cod. Theo ITC, năm 2023, Mỹ NK 372 triệu USD sản phẩm này, giảm 28% so với năm 2022. Cá basa có nhiều điểm tương đồng với cá tra, nhưng cá basa thường có kích thước lớn hơn và thịt dày hơn. Tuy nhiên, chất lượng thịt của cá basa không đồng đều và thương hiệu chưa được xây dựng mạnh như cá tra.
Cá tra có gì để cạnh tranh với các loài cá thịt trắng khác? Là một trong những loại cá nuôi trồng lớn nhất thế giới, cá tra Việt Nam có những lợi thế riêng biệt: Giá thành cạnh tranh: Cá tra Việt Nam thường có giá thành thấp hơn so với các loại cá thịt trắng khác, giúp thu hút được nhiều khách hàng, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi; Sản lượng lớn, ổn định: Việt Nam là một trong những nước sản xuất cá tra lớn nhất thế giới, đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường; Đa dạng sản phẩm: Cá tra được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng; Vị trí địa lý thuận lợi: Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giúp giảm chi phí vận chuyển và rút ngắn thời gian giao hàng. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm cá tra còn chưa đồng đều, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thức ăn, môi trường nuôi trồng; Phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại như thuế nhập khẩu, các quy định kỹ thuật,..; Các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá, gian lận thương mại có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế; Việc các thị trường thay đổi chính sách trong khi chi phí sản xuất cá tra ngày càng tăng do giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí nhân công tăng, cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra.
Ngoài ra, cá tra Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các quốc gia sản xuất cá da trơn khác như Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia. Các nước này đều có lợi thế về nguồn nguyên liệu và chi phí sản xuất, tạo ra áp lực không nhỏ lên ngành cá tra Việt Nam. Theo ITC, Việt Nam là nguồn cung thứ 2 trong cuộc đua XK cá thịt trắng sang Trung Quốc, chỉ sau Nga. Nửa đầu năm nay, Trung Quốc NK gần 80 nghìn tấn cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) từ Việt Nam, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, NK từ Mỹ đạt 45 nghìn tấn, tăng 57%; Na Uy đạt 19 nghìn tấn, tăng 28%; từ Greenland đạt gần 5 nghìn tấn, tăng 188%; từ Hà Lan đạt hơn 5 triệu USD, tăng 179%; từ Hàn Quốc đạt hơn 2 triệu USD, tăng 237%,...
Cũng theo ITC, Việt Nam đồng thời là nguồn cung cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) lớn thứ 2 cho Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. 5 tháng đầu năm nay, Mỹ NK hơn 45 nghìn tấn cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) từ Việt Nam, tăng 37%, chiếm 30% tỷ trọng trong tổng NK cá thịt trắng của Mỹ từ thế giới.
Mỗi loại cá đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cá tra Việt Nam có lợi thế về giá thành và sản lượng, nhưng cần phải nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu và đa dạng hóa sản phẩm để cạnh tranh hiệu quả hơn. Để vượt qua các đối thủ cạnh tranh, cá tra Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế; Xây dựng thương hiệu: Tạo dựng hình ảnh tích cực cho cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế; Đa dạng hóa thị trường: Tìm kiếm các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường cao cấp; Phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng: Chế biến cá tra thành các sản phẩm có giá trị cao hơn; Đầu tư vào công nghệ: Áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến và bảo quản cá tra; Phát triển bền vững: Tập trung vào phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo phúc lợi cho người lao động.
Cá tra Việt Nam có tiềm năng lớn để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để thành công, ngành cá tra cần chủ động “lấn sâu” thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa thị trường. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 7/2024, XK cá tra Việt Nam đạt 85 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế XK tính đến ngày 15/7/2024 đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Thị trường sò điệp Nhật Bản đang chứng kiến sự gia tăng giá mạnh mẽ từ mùa hè năm 2024, một phần do nhu cầu xuất khẩu tăng cao từ các thị trường toàn cầu, đặc biệt là từ Hoa Kỳ và Đông Nam Á. Giá sò điệp, đặc biệt là sò điệp Yesso, dự báo sẽ tiếp tục tăng do sản lượng sò điệp tại Hoa Kỳ được dự đoán sẽ giảm trong thời gian tới.
(vasep.com.vn) Thay vì tập trung vào các chứng nhận rời rạc, họ xây dựng toàn bộ quy trình sản xuất xoay quanh các giải pháp có tác động tích cực, tạo ra một câu chuyện sản phẩm toàn diện và đáng tin cậy dành cho người tiêu dùng.
(vasep.com.vn) Nguồn cung cá thịt trắng tự nhiên đang giảm trên các thị trường EU, đặc biệt là cá tuyết Đại Tây Dương, dự kiến sẽ tiếp tục đẩy giá tăng cao và làm giảm tiêu dùng vào năm tới, buộc các nhà chế biến phải tìm giải pháp.
(vasep.com.vn) Ngày 19/12/2024, Đối tác Nghề cá Bền vững (SFP) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC) đã tổ chức một hội thảo tại Puntarenas, Costa Rica, phối hợp cùng Viện Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Costa Rica (INCOPESCA) và FEDENAP – liên đoàn nghề câu dây dài của Costa Rica, nhằm đặt nền tảng cho một chương trình giám sát điện tử (EM) hiệu quả trong khu vực.
(vasep.com.vn) Bộ Thủy sản và Đại dương Canada (DFO) cắt giảm tổng hạn ngạch cho đội tàu đánh bắt sò điệp ngoài khơi xuống còn 3.195 tấn vào năm 2025, giảm 39% so với hạn ngạch 5.205 tấn được phép vào năm 2024.
(vasep.com.vn) Trong những năm gần đây, Liên minh Châu Âu đã chứng kiến những thay đổi đáng kể trong mô hình tiêu thụ cá, đặc biệt là trong phân khúc cá thịt trắng. Khi giá các loài cá hoang dã như cá tuyết và cá minh thái gia tăng, các quốc gia EU đã bắt đầu chuyển hướng sang nhập khẩu các loài nuôi trồng thủy sản như cá rô phi và cá tra. Hiện tượng này không chỉ phản ánh yếu tố kinh tế mà còn ảnh hưởng đến các lựa chọn văn hóa của người tiêu dùng.
(vasep.com.vn) Mỹ là 1 trong những thị trường NK và tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam, chủ yếu là sản phẩm phile đông lạnh. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, quốc gia này đã NK nhiều hơn các sản phẩm cá tra GTGT.
(vasep.com.vn) Hiệp hội Cá ngừ Bền vững Nam Phi (SASTUNA) đã nhận được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) cho ngành đánh bắt cá ngừ vằn sử dụng phương pháp câu vàng tại tỉnh Western Cape, Nam Phi.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu sò điệp đông lạnh của Nhật Bản tiếp tục đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng từ Mỹ và Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thấp.
Về giống cá tra, báo cáo của các địa phương, hiện có hơn 240.000 con cá bố mẹ sẵn sàng tham gia sinh sản. Trong đó, 180.000 con được tuyển chọn từ cá nuôi thương phẩm và 60.000 con là cá tra chất lượng cao do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II chuyển giao từ nguồn Chương trình giống 2016 – 2020 (40.000 con đã sinh sản và 20.000 con tham gia sinh sản lần đầu).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn