Hai thị trường Trung Quốc và Mỹ chiếm tới 55% XK cá tra của Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc chiếm 30% với gần 428 triệu USD, tăng gần 79% so với cùng kỳ; Mỹ chiếm 25% với 356 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần so với nửa đầu năm 2021.
Giá trung bình XK tăng mạnh là yếu tố chính giúp cho giá trị XK cá tra sang các thị trường tăng mạnh. Giá trung bình XK cá tra phile đông lạnh sang thị trường Trung Quốc trong nửa đầu năm nay là 2,45 USD/kg, tăng 37% so với mức 1,79 USD/kg cùng kỳ năm 2021.
Giá cá tra phile XK sang thị trường Mỹ đạt trung bình 4,66 USD/kg, tăng 60% so với 2,93 USD/kg cùng kỳ năm 2021. Giá trung bình XK cá tra phile sang các thị trường khác đều tăng từ 28 – 66%.
Lạm phát gia tăng kỷ lục ở Mỹ, giá thực phẩm tăng 20-30%, cá tra tăng 22% so với đầu năm ở chuỗi siêu thị bán lẻ. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy giá NK cá tra của Mỹ từ Việt Nam tăng mạnh.
Giá XK cá tra đông lạnh sang thị trường Mỹ cũng tăng lên mức 4,6 - 4,89 USD/kg trong Q2/2022. Tuy nhiên, dự báo trong Q3/2022, giá XK trung bình này giảm do giá nguyên liệu trong nước giảm mạnh gần 10.000 đồng/kg so với quý trước.
Việt Nam XK chủ yếu sản phẩm cá tra phile đông lạnh; cá tra cắt miếng/cắt khúc đông lạnh; cá tra tẩm bột đông lạnh; khô cá tra phồng, da cá tra chiên sang thị trường Mỹ.
Trừ XK sang Nga giảm 30% do ảnh hưởng của xung đột tại Ukraine, còn lại tất các thị trường khác đều tăng mạnh NK cá tra của Việt Nam.
Đứng ngay sau Mỹ và Trung Quốc là Mexico và Thái Lan đều tăng đột phá NK cá tra của Việt Nam. Trong đó, XK cá tra sang Mexico tăng 81%, sang Thái Lan tăng 90%. Hai thị trường này chiếm lần lượt 3,7% và 4,4% XK cá tra. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cùng với sự bùng nổ NK của các thị trường khác như Hà Lan tăng 74%, Canada tăng 109% và hầu hết các thị trường đều tăng trưởng từ 2-3 con số.
Nhóm sản phẩm cá tra phile, cắt khúc đông lạnh (mã HS 0304) chiếm hơn 88% với 1,25 tỷ USD, tăng 84% so với cùng kỳ năm 2021; XK cá tra tươi/nguyên con/khô mã HS 03 (trừ HS0304) chiếm gần 10,8% với 154 triệu USD, tăng 30%; còn lại cá tra chế biến (cá tra tẩm bột, da cá, bao tử cá…) chiếm 1,4% với 21 triệu USD, tăng 111%.
6 tháng đầu năm nay có hơn 300 DN tham gia XK cá tra. Top 5 DN gồm Công ty CP Vĩnh Hoàn chiếm 16% doanh số, công ty TNHH Thuỷ sản Biển Đông chiếm 6%, công ty TNHH Chế biến TP XK Vạn Đức Tiền Giang chiếm 5%, công ty CP Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I chiếm 5% và công ty CP Nam Việt chiếm 4,7%.
(vasep.com.vn) Ngày 19/12/2024, Đối tác Nghề cá Bền vững (SFP) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC) đã tổ chức một hội thảo tại Puntarenas, Costa Rica, phối hợp cùng Viện Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Costa Rica (INCOPESCA) và FEDENAP – liên đoàn nghề câu dây dài của Costa Rica, nhằm đặt nền tảng cho một chương trình giám sát điện tử (EM) hiệu quả trong khu vực.
(vasep.com.vn) Bộ Thủy sản và Đại dương Canada (DFO) cắt giảm tổng hạn ngạch cho đội tàu đánh bắt sò điệp ngoài khơi xuống còn 3.195 tấn vào năm 2025, giảm 39% so với hạn ngạch 5.205 tấn được phép vào năm 2024.
(vasep.com.vn) Trong những năm gần đây, Liên minh Châu Âu đã chứng kiến những thay đổi đáng kể trong mô hình tiêu thụ cá, đặc biệt là trong phân khúc cá thịt trắng. Khi giá các loài cá hoang dã như cá tuyết và cá minh thái gia tăng, các quốc gia EU đã bắt đầu chuyển hướng sang nhập khẩu các loài nuôi trồng thủy sản như cá rô phi và cá tra. Hiện tượng này không chỉ phản ánh yếu tố kinh tế mà còn ảnh hưởng đến các lựa chọn văn hóa của người tiêu dùng.
(vasep.com.vn) Mỹ là 1 trong những thị trường NK và tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam, chủ yếu là sản phẩm phile đông lạnh. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, quốc gia này đã NK nhiều hơn các sản phẩm cá tra GTGT.
(vasep.com.vn) Hiệp hội Cá ngừ Bền vững Nam Phi (SASTUNA) đã nhận được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) cho ngành đánh bắt cá ngừ vằn sử dụng phương pháp câu vàng tại tỉnh Western Cape, Nam Phi.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu sò điệp đông lạnh của Nhật Bản tiếp tục đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng từ Mỹ và Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thấp.
Về giống cá tra, báo cáo của các địa phương, hiện có hơn 240.000 con cá bố mẹ sẵn sàng tham gia sinh sản. Trong đó, 180.000 con được tuyển chọn từ cá nuôi thương phẩm và 60.000 con là cá tra chất lượng cao do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II chuyển giao từ nguồn Chương trình giống 2016 – 2020 (40.000 con đã sinh sản và 20.000 con tham gia sinh sản lần đầu).
(vasep.com.vn) Trung Quốc được cho là đang cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản vào nửa đầu năm 2025, sau khi các cuộc kiểm tra xác nhận sự an toàn của nước đã qua xử lý được thải ra từ Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima Daiichi.
(vasep.com.vn) Giá bột cá Peru đã giảm trong tuần đầu tiên của năm 2025, do tồn kho cao tại các cảng Trung Quốc và sự suy giảm trong nhu cầu thức ăn nuôi trồng thủy sản theo mùa tiếp tục tạo áp lực lên thị trường, theo các nguồn tin trong ngành.
(vasep.com.vn) Báo cáo Kinh tế thường niên năm 2024 của Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy lợi nhuận của đội tàu khai thác thủy sản EU đã được cải thiện đáng kể, với lợi nhuận gộp dự kiến đạt khoảng 1,67 tỷ EUR (tương đương 1,74 tỷ USD) trong năm 2024. Đây là mức tăng so với các con số ghi nhận trong năm 2022 và 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn