Ngành cá tra năm 2021
Năm 2021 khép lại với hàng loạt khó khăn khó lường với những tác động trực tiếp của đại dịch lên nền kinh tế đất nước trong đó có ngành cá tra. Nếu như năm 2020 ngành cá tra “ mắc cạn” vì lệnh phong tỏa tại các thị trường XK chủ lực thì năm 2021, từ quý 3, tác động của đại dịch Covid tại Việt Nam đã khiến cả ngành sản xuất, xuất khẩu cá tra khó khăn trăm bề.
Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hoè
Bước sang quý 3, các doanh nghiệp cá tra đã phải chịu tác động nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch lần thứ tư khi phải thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt và kéo dài, sau đó dịch lây lan nhanh và mạnh tại các tỉnh ĐBSCL khiến hoạt động nuôi, chế biến và lưu thông hàng hóa bị gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất; toàn bộ các chi phí đầu vào chi phí thức ăn, bao bì, phụ gia,v.v… và chi phí chế biến “ba tại chỗ” làm tăng đáng kể giá thành nuôi trồng và chế biến. Bên cạnh đó, chi phí cước tàu tăng 8-10 lần; các chi phí phát sinh phòng chống dịch bệnh là những chi phí mà DN không thể lường hết được.
Cả quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu cá tra chỉ đạt 295 triệu USD giảm 21% so với cùng kỳ. Tác động của dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng lên hoạt động sản xuất xuất khẩu cá tra trong quý III/2021 mà tiếp tục ảnh hưởng kết quả của cả năm 2021 cụ thể tính đến hết tháng 11/2021 xuất khẩu cá tra chỉ đạt 1,4 tỷ USD tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020, dự kiến mức tăng trưởng cả năm của ngành cá tra 2021 đạt 3% chỉ bằng 1/6 so với mức tăng trưởng của quý 2 và cán đích 1,54 tỷ USD.
Qua một năm 2021 đầy biến động do Dịch Covid 19, dù khó khăn nhưng Doanh nghiệp cũng có thêm được nhiều bài học kinh nghiệm trong thực hiện mục tiêu kép trong hoàn cảnh thích ứng. Và những kinh nghiệm này sẽ giúp các Doanh nghiệp tự tin đặt ra kế hoạch cao hơn cho năm 2022. Tuy nhiên các bài toán thách thức của năm 2021 có thể vẫn chưa giải được hoàn toàn trong năm 2022. Việc nuôi trồng và chế biến cá tra vẫn còn đó những bất ổn và khó khăn tiếp tục phải đối mặt.
Sức khỏe thị trường năm 2022
Sau nhiều tháng đóng cửa do Covid-19, các nền kinh tế đã mở cửa trở lại với tâm thế sống chung với Covd-19. Các chính sách kích thích phát triển kinh tế song song với tình hình lạm phát cao, áp lực tăng giá nguyên liệu và vật tư đầu vào, giá thức ăn thủy sản tăng liên tục khiến giá thành sản xuất tăng, thiếu lao động, chi phí điện, nhân công tăng cao, nhu cầu thị trường xuất khẩu khó tăng trưởng mạnh, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp khiến cho việc duy trì sự tăng trưởng dương trong cả năm 2022 là điều không dễ dàng với các Doanh nghiệp.
Thị trường Trung Quốc
Dự báo thị trường Trung Quốc có thể vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cá tra trong năm 2022. Tuy nhiên, xu hướng thị trường sẽ vẫn tiếp tục bị tác động do những yếu tố đã được phát hiện trong năm 2021 như chính sách Zero Covid khiến các địa phương ngày càng siết chặt việc kiểm soát hàng nhập khẩu cả biên mậu lẫn chính ngạch. Hệ quả là hàng hóa biên mậu liên tục đóng mở đầy bấp bênh trong khi cá tra xuất khẩu chính ngạch lại gánh khó khăn do việc các tàu feeder vào Trung Quốc qua Hongkong bị tạm ngừng; việc tìm được container cho hàng xuất chính ngạch tùy thuộc quan hệ với hãng tàu, đại lý và giá cước với đủ loại phụ phí tăng chóng mặt. Nhà nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn khi quy định nhập khẩu mới làm chi phí phát sinh ở cảng đến nhiều hơn và hàng cần đưa vào kho lạnh kiểm Covid trước khi được lưu thông khiến thời gian kéo dài. Ước tính chi phí cho 01 lô hàng nhập khẩu cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Các nhà hàng Trung Quốc cũng không còn giai đoạn hồ hởi tiếp nhận cá tra như giai đoạn trước mà chuyển sang xem xét thay cá tra với các lựa chọn cá nội địa tại Trung Quốc. Các rào cản thương mại và hàng rào kỹ thuật từ việc kiểm soát Covid tạo tâm lý dè dặt cho việc phát triển thêm các menu cá tra tại các nhà hàng.
Kim ngạch xuất khẩu sang thi trường Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021 giảm 22% chỉ đạt 376 triệu USD. Nhập khẩu cá tra vào thị trường này liên tục sụt giảm mạnh từ quý III và kéo dài sang cả những tháng cuối năm. Nguyên nhân là kể từ lúc đợt dịch thứ 4 bùng phát tại Việt Nam phía Trung Quốc đã áp dụng ngày càng nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm cá tra, sẽ tiếp tục tác động đến xu hướng thị trường trong năm 2022.
Thị trường Châu Âu và Anh
Trong năm 2022, thị trường sẽ khó có đột biến tăng trưởng do vẫn chưa thấy được các kết quả thoát dịch bền vững. Bên cạnh đó nhiều thị trường không chịu nỗi mức giá tăng của cá tra từ áp lực cước vận chuyển tăng vọt gấp 10 lần. Định kiến cá tra là loại cá thịt trắng rẻ tiền làm người tiêu dùng không dễ dàng móc hầu bao để trả cho mức gia tăng giá bán của cá tra. Ngay cả Anh, thị trường có sự tăng trưởng mạnh mẽ năm 2020 cũng sụt giảm 23% trong năm 2021 cũng cần có thời gian để rà soát nhu cầu của thị trường.
Thị trường Mỹ
Năm 2021 được xem là năm thành công của cá tra tại thị trường Mỹ khi giữ được mức tăng trưởng cao trong cả năm, tăng cả về lượng và giá xuất khẩu, cụ thể 11 tháng 2021 kim ngạch vào thị trường này đạt gần 324 triệu USD tăng 48% so với cùng kỳ. Kết quả này là nhờ thị trường Mỹ hồi phục nhanh chóng ngay sau khi chính quyền mở cửa ; người dân quay lại cuộc sống và trở lại thói quen trước dịch như ăn ở nhà hàng, du lịch…Tình hình tắc nghẽn của chuỗi logictics trước dịch làm tồn kho trong chuỗi cung ứng tại Mỹ không còn nhiều; nhu cầu cá tra của thị trường Mỹ trong 6 tháng cuối năm 2021 tăng đáng kể. Nhờ vậy, kim ngạch thị trường Mỹ tăng vọt trong nửa cuối năm 2021.
Trong khi đó, ở Việt Nam, khả năng cung ứng lại giảm do các nhà máy hoặc đóng cửa hoặc giảm mạnh công suất do “Ba-bốn tại chỗ”. Tuy nhiên, việc thiếu cục bộ này dự kiến sẽ khai thông trong năm 2022 khi các nhà máy ở Việt Nam quay lại hoạt động bình thường. Dự kiến năm 2022, xuất khẩu đi thị trường Mỹ sẽ ổn định và khó có sự tăng trưởng đột biến như tình hình năm 2021.
Các thị trường khác
Mexico, Brazil, Colombia, Nga và Ai Cập là các thị trường có thể được kỳ vọng tăng trưởng trở lại trong năm 2022 và có thể bù đắp phần nào cho sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc và Châu Âu. Dự báo này đến từ kết quả xuất khẩu cá tra trong mùa dịch năm 2021 với mức tăng trưởng 2 con số, từ 44-84%, và tổng thị phần của 5 thị trường này chiếm đến 16,3% về kim ngạch xuất khẩu của ngành cá tra trong 11 tháng năm 2021.
Nguyên liệu năm 2022
Giá thức ăn và cá tra duy trì mức cao và tăng giá liên tục làm giá thành nuôi cá tra gia tăng đáng kể. Thêm vào đó, giá con giống cao và tỷ lệ sống thấp do thời tiết là áp lực lớn cho người nuôi cá. Việc thả giống giảm mạnh trong thời kỳ giãn cách xã hội trong quý 3/2021 cũng như thời tiết lạnh trong quý 4/2021 dự kiến ảnh hưởng mạnh đến nguồn cung nguyên liệu trong năm 2022. Dự báo sản lượng cá nuôi sẽ đạt tương đương năm 2021. Trong khi người nuôi đối mặt với chi phí tăng thì giá xuất khẩu cá tra lại gặp khó trăm bề từ yếu tố thị trường, cước vận chuyển và hàng rào kiểm soát Covid.
Giải pháp phát triển nuôi cá tra cho năm 2022 đòi hỏi việc linh hoạt đối phó với ảnh hưởng của dịch Covid 19 duy trì sản xuất; tập trung nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường.
Áp lực từ việc tăng giá cước tàu một cách phi lý trong thời gian qua và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt đang tạo áp lực rất lớn cho xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực trong đó có ngành cá tra. Kiến nghị Chính phủ quan tâm, có sự can thiệp sâu và hiệu quả hơn nữa đến vấn đề cước phí vận tải quốc tế để tránh đứt gãy xuất khẩu, giúp Doanh nghiệp cá tra chủ động trong kế hoạch sản xuất xuất khẩu năm 2022.
Bức tranh thị trường đang sáng dần lên, hy vọng sẽ giúp ngành cá tra khởi sắc hơn trong năm 2022 với sự nỗ lực thích ứng của doanh nghiệp dưới cơ chế quyết sách hỗ trợ và linh hoạt của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước. Với sự lạc quan đó, năm 2022, kỳ vọng các DN xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ mang về kim ngạch 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2021.
Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hoè
Mời Quý độc giả tham gia khảo sát về đánh giá chất lượng cổng thông tin điện tử www.vasep.com.vn
Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 75 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Czech, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Czech Petr Fiala đã nhất trí ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Czech lên “Đối tác Chiến lược”, nhân chuyến thăm chính thức Czech của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 18 - 20/01/2025.
(vasep.com.vn) Năm 2024, xuất khẩu hải sản Việt Nam cán đích với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023. XK các nhóm mặt hàng đều tăng hoặc ở mức tương đương so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Mặc dù nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giảm mạnh 28% vào năm 2024, ngành này vẫn duy trì tín hiệu tích cực ở một số phân khúc. Theo báo cáo của FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã vượt qua đánh bắt tự nhiên, trở thành nguồn cung chính các loài thủy sản. Tuy nhiên, đầu tư vào đổi mới trong lĩnh vực này lại giảm sút.
(vasep.com.vn) Trung Quốc đang thắt chặt các quy định đối với ngành nuôi cá rô phi, trong đó Quảng Đông trở thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai sau Hải Nam thực hiện các quy định xuất khẩu chặt chẽ hơn vào năm 2025.
(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.
(vasep.com.vn) Một nghiên cứu của Hiệp hội Thủy sản Toàn Nga (VARPE) cho thấy Nga đang bán nhiều cua hơn trong nước sau khi mất thị trường tại Hoa Kỳ
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt thoả thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ ngành, địa phương kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ được giao, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ cảnh báo thẻ vàng EC. Đồng thời, chuẩn bị cho đợt kiểm tra của EC trong quý 2/2025...
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn