Cán bộ kiểm dịch động vật, Cục Thú y - Bộ NN-PTNT kiểm tra tôm hùm Úc nhập khẩu tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Ảnh: Quốc Nhật.
Bộ NN-PTNT vừa ban hành Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT công bố bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư 11).
Theo Vụ Pháp chế - Bộ NN-PTNT, việc ban hành Thông tư 11 xuất phát từ 3 lý do chính. Đó là ngày 14/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong đó, khoản 4 Điều 21 Nghị định quy định: Hàng hóa được đưa vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng đủ 3 yêu cầu.
Yêu cầu thứ nhất là có tên gọi chi tiết của hàng hóa kèm mã số HS phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Hai là có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng cho mặt hàng kiểm tra làm cơ sở để kiểm tra hàng hóa.
Ba là có quy định trình tự kiểm tra, thủ tục kiểm tra, thời hạn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chuyên ngành, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.
Đồng thời, điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định quy định trách nhiệm của các Bộ: Ban hành danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Điều 21 Nghị định này và công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Do đó, Bộ NN-PTNT cần rà soát lại các danh mục hàng hóa tại Thông tư 15 để đảm bảo đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 85/2019/NĐ-CP, nhất là tiêu chí liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và ban hành bổ sung danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan.
Theo Bộ NN-PTNT, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết để yêu cầu các Bộ rà soát, cắt giảm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành nhằm thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia như: Nghị quyết 99/NQ-CP ngày 13/11/2019 về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10, Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 07/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.
Vì vậy, Bộ NN-PTNT cần thống nhất một đầu mối kiểm tra chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo yêu cầu tại Nghị quyết 99/NQ-CP.
Kiểm dịch động vật là một trong những lĩnh vực thời gian qua được Bộ NN-PTNT rà soát và cắt bỏ nhiều quy định, điều kiện kiểm tra chuyên ngành. Ảnh: Quốc Nhật.
Trong đó, loại bỏ một số dòng hàng không thực hiện kiểm tra như: Chất hỗ trợ chế biến Casein; bổ sung việc kiểm tra đối với nhóm hàng bột, tinh bột có nguồn gốc từ thực vật. Rà soát để cắt giảm tối thiểu 20% hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành.
Triển khai các Luật đã được Quốc hội đã thông qua như: Luật Thủy sản và Luật Lâm nghiệp năm 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019), Luật Trồng trọt và Luật Chăn nuôi năm 2018 (có hiệu lực từ 01/01/2020), hệ thống các văn bản hướng dẫn những Luật này cơ bản đã được hoàn thiện.
Từ đó, đòi hỏi các danh mục hàng hóa gắn mã HS ban hành kèm theo Thông tư 15 cần được rà soát lại nhằm đảm bảo thống nhất, phù hợp với các quy định mới ban hành trên. Ví dụ như liên quan đến giống thủy sản, giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm, vi sinh vật, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản…
Theo Vụ Pháp chế, việc ban hành Thông tư đã đảm bảo tuân thủ đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (thành lập tổ soạn thảo; đăng tải dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ; gửi xin ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, một số Hội, Hiệp hội, một số đơn vị thuộc Bộ; tổ chức họp Hội đồng tư vấn thẩm định; trình Lãnh đạo Bộ xem xét, ban hành Thông tư…
Trong quá trình soạn thảo, Bộ đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của các doanh nghiệp, Hội, Hiệp hội, tổ chức, cá nhân. Từ đó, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ rà soát để cắt giảm những dòng hàng không cần thiết phải kiểm tra chuyên ngành, đồng thời áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu về cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ
Sáng 17/4 tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư – Sở Nông nghiệp và Môi trường Tp Cần Thơ tổ chức thành công Hội thảo “Giải pháp tổ chức sản xuất và xuất khẩu cá rô phi năm 2025”.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025, XK cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng dương 16%, đạt 182 triệu USD. Lũy kế XK cá tra QI/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với QI/2024.
(vasep.com.vn) Ngày 10/4/2025, Hiệp hội VASEP đã phát hành công văn số 50/CV-VASEP gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và các Bộ trưởng liên quan, khẩn thiết đề xuất các giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thủy sản vượt qua khó khăn sau khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy sản Argentina, xuất khẩu thủy sản của Argentina đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục hàng tháng vào tháng 2, nhờ doanh số bán mực illex tăng mạnh.
(vasep.com.vn) Bang Mississippi đã thông qua dự luật yêu cầu các cơ sở kinh doanh thực phẩm phải ghi rõ nguồn gốc thủy sản, cho biết sản phẩm được nhập khẩu hay đánh bắt từ Vịnh Mexico.
(vasep.com.vn) Hoa Kỳ đã nhập khẩu 64.145 tấn tôm, trị giá 530,9 triệu USD trong tháng 2/2025, tăng 8% về khối lượng và tăng 16% về giá trị so với 59.668 tấn trị giá 456,5 triệu USD đô la được nhập khẩu vào tháng 2/2024, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).
(vasep.com.vn) Các nhân viên thực thi pháp luật của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) hiện đang sử dụng thiết bị phản ứng chuỗi polymerase (PCR) nhanh mới để hỗ trợ giải quyết tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (IUU).
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá haddock đông lạnh bỏ đầu và moi ruột (H&G) đang có dấu hiệu giảm nhẹ vì các nhà chế biến tại Trung Quốc ngừng mua nguồn cung từ Hoa Kỳ.
(vasep.com.vn) Gabriel Luna, người nuôi tôm người Ecuador và là chủ sở hữu của GLuna Shrimp, đã trao đổi về tình hình hiện tại của ngành tôm Ecuador, đồng thời đề cập đến những thách thức gần đây do mức thuế quan mới của Hoa Kỳ gây ra.
(vasep.com.vn) Năm 2024 là một năm “bùng nổ” với ngành cá ngừ Ecuador với kim ngạch XK đạt mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), xuất khẩu cá ngừ của Ecuador năm 2024 đạt hơn 1,6 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2023. Trong đó, cá ngừ đóng hộp chiếm tới 94 tổng kim ngạch XK của nước này.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn