Dân số Thái Lan khoảng 70 triệu người (2020). Là một quốc gia ven biển, ngành thủy sản đóng một vai trò đặc biệt quan trọng: ước tính có hơn 650.000 người làm việc trong ngành thủy sản vào năm 2017, và giá thủy sản thấp chứng tỏ đây là nguồn cung cấp protein động vật dễ tiếp cận nhất cho công dân nước này.
Phần lớn sản lượng thủy sản của Thái Lan có nguồn gốc từ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 35% tổng sản lượng. Mặc dù sản lượng thấp hơn, nhưng nuôi trồng thủy sản chiếm ưu thế về giá trị. Các loài hải sản là quan trọng nhất đối với ngành thủy sản, cá ngừ và tôm là những loài đóng góp chính cho sản lượng đánh bắt và nuôi trồng. Về thương mại, Thái Lan đứng trong top 10 quốc gia thương mại thủy sản hàng đầu thế giới, cả về xuất nhập khẩu.
Ngành đánh cá của Thái Lan chủ yếu là các tàu thủ công, quy mô nhỏ. Tương tự, ngành nuôi trồng thủy sản của nước này có cơ sở hạ tầng nhỏ lẻ, chủ yếu bao gồm các hoạt động nhỏ.
Tổng sản lượng khai thác tự nhiên tăng đều đặn từ năm 1958 cho đến năm 2000, sau đó xu hướng bắt đầu giảm và giảm liên tục. Ngược lại, sản lượng nuôi trồng thủy sản ổn định cho đến năm 1988, sau đó bắt đầu tăng và đạt đỉnh vào năm 2010, sau đó tổng sản lượng giảm 30%.
Lạm thác được xác định là một nguyên nhân làm giảm khối lượng sản xuất. Việc đánh bắt được quản lý kém đã dẫn đến quy mô nguồn lợi hạn hẹp đối với một số loài thương mại chính (MCS), do đó làm giảm qui mô đánh bắt từ năm 2000 trở đi. Trong bối cảnh nghề cá không có sản lượng đánh bắt lớn, ngành nuôi trồng thủy sản đã bùng phát mạnh, dần dần cung cấp sản lượng lớn hơn và ổn định trong những năm gần đây.
Theo FAO, tổng sản lượng khai thác tự nhiên ở Thái Lan trong năm 2018 là 1,71 triệu tấn. Từ năm 2014 đến năm 2018, tổng sản lượng khai thác tự nhiên hàng năm vẫn tương đối ổn định, tăng nhẹ khoảng 2% trong suốt thời kỳ. Cá biển ("không bao gồm ở nơi khác"), cá cơm và các loài nước ngọt là những loại lớn nhất về khối lượng (20).
Trong lịch sử, ngành thủy sản của Thái Lan đã phải đối mặt với các vấn đề do đánh bắt quá mức và xung đột giữa các ngư dân về nguồn cá hạn chế. Chi phí lao động và nhiên liệu tăng cao, cùng với khả năng thương lượng thấp, dẫn đến giảm lợi nhuận và làm trầm trọng thêm tình hình.
Đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một vấn đề nghiêm trọng ở Thái Lan. Vấn nạn này dẫn đến trữ lượng cá bị khai thác quá mức và phải áp dụng hạn chế đối với một số loài. Năm 2015, Liên minh châu Âu đã cảnh báo sẽ áp đặt lệnh cấm thương mại nếu chính quyền Thái Lan không có hành động chống đánh bắt IUU. EU sau đó đã đưa ra "thẻ vàng", nhấn mạnh rằng Thái Lan đã không thực hiện các bước đầy đủ để chống đánh bắt IUU. Điều này có thể đã dẫn đến một lệnh cấm thương mại nếu các biện pháp cần thiết không được thực hiện trong thời hạn đã định.
Sau khi cải thiện quy định và thực thi đánh bắt, EU đã gỡ bỏ thẻ vàng. Những cải tiến như vậy sẽ mang lại lợi ích cho toàn ngành và có thể tiếp tục thay đổi động lực thị trường và cải thiện tính bền vững của các loài bị đe dọa (ví dụ: cá ngừ).
Năm 2018, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Thái Lan đã vượt 890.000 tấn, theo FAO. Từ năm 2014 đến năm 2016, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan đã tăng 7%. Ngược lại, trong giai đoạn 2017 - 2018, tổng sản lượng giảm 8%. Nhìn chung, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản từ năm 2014 đến năm 2018 giảm nhẹ về lượng. Loài được nuôi nhiều nhất ở Thái Lan là tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), chiếm 39% tổng sản lượng năm 2018, tiếp theo là cá rô phi sông Nile và cá tra dầu châu Phi.
Sản lượng tôm thẻ chân trắng biển động từ khi bắt đầu nuôi vào đầu những năm 2000. Năm 2012, ngành tôm đã trải qua một đợt dịch bệnh trên diện rộng. Điều này dẫn đến nguồn cung giảm hơn 50% và dẫn đến việc đóng cửa các điểm nuôi tôm. Tỷ lệ tử vong do dịch bệnh và giảm lượng thả nuôi, kết hợp với lệnh cấm xuất khẩu và các điều khoản thương mại bất lợi đã làm giảm sản lượng của Thái Lan xuống hơn một nửa trong năm 2013 và 2014 (24). Năm 2014, Nhóm đặc trách Thủy sản, một liên minh ngành thủy sản quốc tế, được thành lập để hướng chuỗi cung ứng thủy sản của Thái Lan theo con đường bền vững hơn. Năm 2016, trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên ở Thái Lan đã được cấp chứng nhận của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC ). Kể từ đó, thêm 8 trang trại đã nhận được chứng nhận ASC, cho thấy sự tập trung ngày càng tăng vào nuôi tôm bền vững và giảm tác động đến các môi trường sống.
Tôm thẻ chân trắng chiếm một phần đáng kể trong tổng sản lượng nuôi trồng ở Thái Lan, có nghĩa là tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản có mối tương quan lớn với phúc lợi của ngành nuôi tôm. Sự phổ biến của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản đã gây ra nhiều vấn đề trong dài hạn và là động lực chính thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành chuyển đổi sản xuất từ tôm sú (Penaeus monodon) sang tôm thẻ chân trắng.
Năm 2019, nhập khẩu thủy sản và các sản phẩm nuôi trồng thủy sản vào Thái Lan đạt 1,98 triệu tấn với trị giá 3,35 tỷ EUR. Các loài được nhập khẩu nhiều nhất là cá ngừ vằn (486.075 tấn, trị giá 604 triệu EUR). Cá hồi là loài được nhập khẩu nhiều thứ hai, chủ yếu đến từ Na Uy và Chile.
Một phần lớn nhập khẩu cá ngừ vằn là từ các tàu nước ngoài từ Đài Loan, Hàn Quốc và Liên bang Micronesia cập cảng, được nhập khẩu để gia công (đóng hộp) trước khi tái xuất. Tổng lượng nhập khẩu cá ngừ của các nhà máy đóng hộp cá ngừ ước tính lên tới 700.000-800.000 tấn mỗi năm.
Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Ấn Độ và Na Uy là 5 quốc gia đứng đầu về giá trị nhập khẩu vào Thái Lan. Na Uy và Đài Loan cung cấp cá hồi và cá ngừ vằn, trong khi Trung Quốc cung cấp một lượng lớn mực, bạch tuộc và cá thu. Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ hai cho Thái Lan, chủ yếu xuất khẩu các loại cá biển và cá tra.
Ngành công nghiệp chế biến cá ở Thái Lan đã phát triển trong những năm gần đây và một lượng lớn dân số nước này làm việc trong các nhà máy chế biến (184.000 người). Các xưởng chế biến thường là nhỏ và truyền thống, và đông lạnh và đóng hộp là các phương pháp chế biến chính.
Một lượng lớn thủy sản nhập khẩu vào Thái Lan được chế biến trước khi tái xuất (chủ yếu là cá ngừ).
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hợp quốc (ILO), gần đây điều kiện lao động trong lĩnh vực đánh bắt và chế biến thủy sản của Thái Lan đã được cải thiện. Những thay đổi này có thể là kết quả từ áp lực của EU đối với Thái Lan về đánh bắt IUU, mặc dù ILO đã phát hiện một số vấn đề nghiêm trọng liên quan đến lao động cưỡng bức, cho thấy rằng ngành này vẫn còn những lĩnh vực cần cải thiện.
Thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan là Hoa Kỳ và Nhật Bản, chiếm 29% sản lượng xuất khẩu và 42% giá trị xuất khẩu trong năm 2019. Thị trường tiếp theo là Trung Quốc, chiếm 10% sản lượng xuất khẩu và 9% giá trị xuất khẩu. Theo thống kê xuất khẩu của Thái Lan, EU chiếm 4% khối lượng xuất khẩu và 5% giá trị vào năm 2019.
Nhập khẩu của EU từ Thái Lan lên tới 63.000 tấn vào năm 2019, với giá trị là 324 triệu EUR. Mực (chủ yếu là đông lạnh) là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất về giá trị và chủ yếu được nhập khẩu bởi Ý (91% tổng giá trị). Về khối lượng, cá ngừ vằn là loại cá lớn nhất (và lớn thứ hai về giá trị). Vương quốc Anh, Phần Lan, Hà Lan, Pháp và Thụy Điển là các nhà nhập khẩu chính cá ngừ vằn, lần lượt chiếm 28%, 15%, 14%, 10% và 9% tổng khối lượng.
Bảng 11 mô tả tình trạng bảo quản của các loài và sản phẩm xuất khẩu từ Thái Lan sang EU. Phần lớn các sản phẩm được chế biến/bảo quản hoặc đông lạnh. Các sản phẩm chế biến sẵn bao gồm nhiều dạng cắt, philê hoặc trạng thái đóng gói khác nhau (ví dụ: cá ngừ đóng hộp).
Thâm hụt thương mại của EU với Thái Lan đã được thu hẹp trong những năm gần đây do nhập khẩu của EU từ Thái Lan giảm. Sự sụt giảm liên quan đến tất cả các nhóm sản phẩm, nhưng nổi bật nhất là cá ngừ và các loài giống cá ngừ, động vật giáp xác và động vật chân đầu, chiếm hơn 80% sự sụt giảm về khối lượng.
Năm 2019, nhập khẩu cá ngừ và các loài giống cá ngừ từ Thái Lan vào EU thấp hơn 86.000 tấn so với năm 2009. Sự sụt giảm này được bù đắp bằng nhập khẩu tăng từ Ecuador, Papa New Guinea và Trung Quốc.
Nhập khẩu giáp xác của EU từ Thái Lan giảm gần 47.000 tấn trong năm 2019 so với năm 2009. Trong cùng kỳ, nhập khẩu từ Ecuador, Argentina và Việt Nam tăng gần 100.000 tấn.
Đối với bạch tuộc, nhập khẩu của EU từ Thái Lan đã giảm 19.000 tấn từ năm 2009 đến 2019, trong khi nhập khẩu từ Peru tăng 60.000 tấn.
Hình 49 mô tả mức tiêu thụ thủy sản và thịt bình quân theo đầu người ở Thái Lan so với phần các nước khác trên thế giới từ năm 1981 đến năm 2013. Trong khi xu hướng toàn cầu cho thấy mức tiêu thụ bình quân đầu người ngày càng tăng trong thời gian này, thì mức tiêu thụ bình quân đầu người của Thái Lan đã biến động tăng.
Hơn nữa, so với mức trung bình của thế giới, hải sản là một nguồn thực phẩm quan trọng hơn thịt ở Thái Lan. Trong khi mức tiêu thụ thủy sản trên đầu người ở mức tương đương hoặc cao hơn mức tiêu thụ thịt ở Thái Lan, thì ở các nước còn lại trên thế giới mức tiêu thụ thịt lại cao hơn gấp đôi so với mức tiêu thụ thủy sản.
Người tiêu dùng ở Thái Lan có mức tiêu thụ cá biển thấp, chủ yếu chọn các loài nước ngọt và cá nổi. Cá rô phi là loài nước ngọt được ưa chuộng, sau đó là cá rô bạc Thái và cá lóc sọc. Điều đáng chú ý là xu hướng tiêu thụ có yếu tố địa lý đáng kể ở Thái Lan: người dân ở các vùng ven biển tiêu thụ hải sản nhiều hơn đáng kể so với trong đất liền.
Báo cáo đầy đủ, xin xem tại đây
(vasep.com.vn) Tối 23-12, tại TP HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ Mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD năm 2024". VASEP đã vinh danh 49 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản xuất sắc năm 2024.
Tối 23/12, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024" tại TP.HCM. Đây là lần thứ 2 (sau năm 2022), VASEP tổ chức hoạt động này nhằm nhìn lại kết quả và hướng tới những mục tiêu cao hơn trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Nghề lưới kéo bị đình chỉ tại các cảng lớn của Tây Ban Nha khi hàng trăm người tụ tập bên ngoài Ủy ban Châu Âu tại Madrid.
(vasep.com.vn) Sáng ngày 23/12/2024, VASEP đã tổ chức thành công Hội nghị "Đánh giá 01 năm hoạt động của CLB surimi và bột cá VASEP". Tham dự Hội nghị có ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, bà Đoàn Phương Lan - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Thành Duy - Phó Vụ trưởng Vụ Trung Đông - Châu Phi Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Đình Thụ - Chi Cục trưởng Chi Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển Thị trường khu vực Nam bộ, đại diện Sở NN&PTNT một số tỉnh thành và các DN thành viên CLB,...
(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng nêu ra những yêu cầu đặt ra của ngành thủy sản trong bối cảnh hiện tại. Dưới đây là nội dung bài phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng tại buổi lễ.
Tối 23-12, tại TP HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ Mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD năm 2024".
(vasep.com.vn) Tây Ban Nha được đánh giá là quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản ở cấp độ châu Âu. Bà Aurora de Blas, Tổng Giám đốc Quản lý Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động này đối với nền kinh tế Tây Ban Nha, góp phần tạo việc làm và đảm bảo an ninh lương thực.
(vasep.com.vn) Giá đấu giá cá tuyết cod và cá haddock chưa rút ruột tại Iceland đang giảm trong tuần 51 (16-22/12/2024) trong bối cảnh khối lượng bán ra ổn định trong tuần cuối cùng trước Giáng sinh.
(vasep.com.vn) Theo Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC), giá xuất khẩu cá trích đông lạnh nguyên con của Na Uy đã giảm trong 2 tuần đầu tháng 12/2024 (tuần 49 và 50/2024), trong khi giá phi lê cá trích tăng vào tuần 49 rồi lại giảm vào tuần 50.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn