Có thể coi đây là “thời gian vàng” để cả Việt Nam và Mỹ tiếp tục đàm phán, hướng tới khả năng kéo dài thời hạn hoặc lý tưởng hơn là loại bỏ hoàn toàn thuế đối ứng, tức giảm về 0%.
Việc hoãn áp thuế 90 ngày cũng tạo cơ hội đẩy nhanh xuất khẩu các đơn hàng đang bị đình trệ trước hạn áp thuế 9/4, tránh rủi ro hàng hóa tồn kho kéo dài.
Thời điểm này cũng là lúc để các doanh nghiệp tái cấu trúc chiến lược, tìm kiếm thị trường và đối tác thay thế, nhằm xây dựng một hệ thống đủ sức chống chịu trong kịch bản chiến tranh thương mại kéo dài.
Việc Tổng thống Donald Trump tạm hoãn thuế đối với Việt Nam mặc dù tạo ra nhiều cơ hội cho toàn ngành, tuy nhiên DN cần tỉnh táo trước những rủi ro vẫn đang hiện hữu.
Thuế này mới chỉ được hoãn – chưa bị gỡ bỏ hoàn toàn, điều này có nghĩa rằng không có gì đảm bảo chắc chắn trong tương lai, Mỹ sẽ gỡ bỏ hoặc ít nhất giảm thuế đối với Việt Nam. Thậm chí, tuyên bố tăng thuế với hàng Trung Quốc lên tới 125% của Mỹ vẫn có hiệu lực ngay lập tức.
Chính sách thương mại dưới thời ông Trump luôn tiềm ẩn yếu tố bất ngờ, có thể đảo chiều chỉ trong một đêm và tạo ra những cú sốc lớn cho thị trường. Thị trường XK cá tra không phải là ngoại lệ.
Tác động của chiến tranh thương mại là dài hạn, đặc biệt là đối với chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Người đứng đầu Nhà trắng sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí nguyên vật liệu, dòng vốn, lạm phát và chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam và ngành XK cá tra.
Với Việt Nam – nền kinh tế có độ mở cao và còn phụ thuộc lớn vào thương mại quốc tế – mọi biến động về thuế quan từ Mỹ đều có thể gây ra hiệu ứng domino, tác động tiêu cực đến thị trường, trong đó có XK thủy sản và cá tra.
Rõ ràng, ngay lúc này DN XK cá tra Việt Nam nên tập trung đẩy nhanh các lô hàng còn đang trong quá trình trung chuyển, vận chuyển đến quốc gia tiêu thụ đích, ít nhất là trong 90 ngày tới để hạn chế tối đa rủi ro bị áp thuế cao. Đồng thời, tích cực chủ động chuẩn bị phương án để tìm kiếm, mở rộng, thay thế thị trường Mỹ bằng các thị trường khác như ASEAN, Trung Đông,... Tuy nhiên, lạc quan mà nói, Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện của Mỹ, là nhà cung cấp cá tra lớn nhất cho thị trường này, người tiêu dùng tại Mỹ đã phần nào quen với hương vị của loài cá thịt trắng đến từ Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc là nguồn cung cá rô phi - một loài cá thịt trắng có nhiều điểm tương đồng với cá tra Việt Nam, lớn nhất thế giới và lớn nhất cho Mỹ, nhưng đang phải chịu mức thuế kỷ lục. Vậy, sẽ là một cơ hội cho cá tra Việt Nam nếu như cá rô phi Trung Quốc vào Mỹ quá đắt đỏ, và nếu như Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận về thuế.
(vasep.com.vn) Năm 2024 ghi nhận sự phục hồi ấn tượng của ngành tôm Ấn Độ với kim ngạch xuất khẩu tăng hai chữ số, đạt gần 600.000 tấn – mức cao nhất kể từ năm 2021. Theo dữ liệu thương mại mới công bố, xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng 14% về khối lượng và 11% về giá trị, tương đương gần 4,12 tỷ USD, giúp quốc gia này vượt Ecuador trở thành nước xuất khẩu tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) đã mở rộng chiến dịch tiếp thị tại Bắc Mỹ với khẩu hiệu “Sea Green. Be Green” nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về nhãn hiệu ASC.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới nhất do 210 Analytics công bố, doanh số bán lẻ thủy sản có thể đã giảm vào tháng 2, nhưng đã tăng trở lại vào tháng 3 nhờ một số yếu tố, bao gồm mùa Chay bắt đầu và lo ngại về chiến tranh thương mại.
(vasep.com.vn) Thuế quan mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến ngành xuất khẩu thủy sản trị giá 2,5 tỷ USD của Ấn Độ, trong đó tôm chiếm 92%, đồng thời tạo cơ hội cho đối thủ Ecuador mở rộng thị phần tôm tại Mỹ.
(vasep.com.vn) Lần đầu tiên, quốc gia không giáp biển Lào đã vận chuyển cá tra nuôi sang Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Ngành cá Tây Ban Nha kêu gọi biện pháp khẩn cấp đối phó thuế 20% từ Mỹ, lo ngại ảnh hưởng xuất khẩu và việc làm. Cepesca đề xuất giảm thuế, mở rộng thị trường, cắt giảm quan liêu, hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Tâm lý thị trường bạch tuộc toàn cầu đang ổn định bất chấp những biến động về thuế quan và nguồn cung. Ngoại trừ giá sản phẩm bạch tuộc từ Indonesia có biến động, các thị trường khác đều giữ mức giá tương đối ổn định.
(vasep.com.vn) Donald Trump vừa ký một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản Hoa Kỳ, trong một buổi lễ có sự tham dự của các đại diện ngành đánh bắt cá. Các sắc lệnh nhắm đến việc nới lỏng quy định trong nước, mở rộng khu vực khai thác và siết chặt kiểm soát đối với thủy sản nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
(vasep.com.vn) Theo Alexei Nikolayev, sản lượng thức ăn cho cá của Nga ước tính đạt 100.000 tấn vào năm 2024, tăng gấp đôi so với mức 48.300 tấn vào năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn