5 vấn đề nổi cộm của ngành thủy sản

Sản xuất 09:16 06/04/2021 Nguyễn Trang
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã chỉ ra 5 vấn đề nổi cộm mà ngành thủy sản Việt Nam cần giải quyết trong thời gian tới.

Ngành thủy sản vẫn tăng trưởng ổn định trong một năm thiên tai và dịch bệnh.

Tăng trưởng ổn định trong tình hình dịch bệnh

Năm 2020, ngành nuôi trồng thuỷ sản nước ta đối diện với nhiều khó khăn và thách thức. Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 kéo dài ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và hoạt động thương mại toàn cầu.

Hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn do đóng cửa biên giới, hàng loạt các nhà hàng ăn nhanh ở những quốc gia nhập khẩu chính bị đóng cửa, vận tải biển bị ngưng trệ, một số đơn hàng bị hủy hoặc lùi thời gian giao hàng, một số khách hàng từ chối thực hiện đơn hàng mới, thiếu hụt lao động tạm thời.

Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết phức tạp, thất thường, hạn mặn khốc liệt, kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long khiến người nuôi khó thả giống vụ mới, cá nuôi bị bệnh, chết là nguyên nhân dễ gây ra dịch bệnh cho thuỷ sản nuôi, ảnh hưởng sản xuất nuôi trồng thủy sản.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản các đối tượng có giá trị kinh tế như cá nước lạnh, tôm hùm, ốc hương… cũng giảm, do các đối tượng này chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong các nhà hàng.

Sự cạnh tranh từ các nước như Ấn Độ, Ecuador đều tăng cường nuôi tôm nguyên liệu để cung ứng ra thị trường thế giới; Trung Quốc mở rộng diện tích nuôi cá, tự cung ứng nguồn nhiên liệu trong nước, thậm chí phục vụ xuất khẩu làm tăng khả năng cạnh tranh với cá tra Việt Nam. Các rào cản kỹ thuật của một số nước nhập khẩu ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản duy trì ổn định khoảng 1,3 triệu ha (diện tích nuôi mặn lợ đạt 850 nghìn ha, nuôi nước ngọt đạt 450 nghìn ha). Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 8,4 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 4,56 triệu tấn, tăng 1,5%, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,4 tỷ USD.

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trong năm 2020 đạt khoảng 1,3 triệu ha (bằng 100% so với cùng kỳ 2019) và khoảng 10 triệu mỏ lồng.

Tổng sản lượng nuôi đạt 4,56 triệu tấn (tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019). Trong đó, tôm đạt 950.000 tấn (tôm sú: 267,7 nghìn tấn, tăng 1%; tôm chân trắng là 632,3 nghìn tấn, tăng 8,5%, tôm khác 50.000 tấn), cá tra 1,56 triệu tấn (bằng 96,9% so với cùng kỳ), nuôi biển tăng trưởng tốt, sản lượng đạt 600 nghìn tấn (cá biển 38 nghìn tấn; nhuyễn thể 375 nghìn tấn; tôm hùm 2,1 nghìn tấn, rong biển 120 nghìn tấn; còn lại là cua biển và các đối tượng nuôi khác), cá nước lạnh đạt 3.720 tấn.

Sản xuất tôm nước lợ, cá tra các tháng đầu năm 2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và xâm nhập mặn dẫn đến sản lượng bị sụt giảm. Các tháng cuối năm 2020, sản xuất tôm, cá tra đã có sự phục hồi khi tình hình dịch bệnh được khống chế, sự hồi phục của các thị trường nhập khẩu và nỗ lực của người nuôi, doanh nghiệp đã giúp cho sản lượng tôm nước lợ tăng trưởng khá, tổng sản lượng vượt kế hoạch năm 2020, cá tra cũng đã có những chuyển biến tích cực. Sản xuất cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm), cá biển đang phát triển tốt.

Rong biển hiện đang có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển sản xuất. Tổng cục Thuỷ sản đã tham mưu lãnh đạo Bộ NN-PTNT chỉ đạo vùng giữ rong giống tại Cà Ná, Thuận Nam và cơ sở phát triển công nghệ chế biến rong biển Sơn Hải tại Suối Đá, Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận để tăng cường công tác nghiên cứu, phát triển sản xuất trong giống cung cấp cho người trồng rong và kết nối tiêu thụ sản phẩm.

5 vấn đề nổi cộm

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, trong giai đoạn 2021 - 2025 đến năm 2030, Việt Nam đã và đang thực hiện 14 Nghị định FTA thế hệ mới, trong đó đặc biệt EVFTA là thị trường rất lớn cho thủy sản.

Tuy nhiên Việt Nam cũng đứng trước khó khăn, thách thức rất lớn là những rào cản và quy định bảo hộ. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định, đây là những vấn đề mà ta phải vượt lên thì mới có thể tăng tốc xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đánh giá thực trạng của ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng nói riêng hiện nay là hạ tầng thủy sản rất yếu kém. Cả hạ tầng khai khác và hạ tầng vùng nuôi lâu nay không được đầu tư dẫn đến nguy cơ trong quản lý an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh.

“Ngoài ra quy mô sản xuất của 7,5 triệu hộ nông dân và 8,6 triệu thửa ruộng, ao chuồng đều rất nhỏ lẻ. Có thể nói tình hình dịch bệnh và an toàn sinh học đang là những vấn đề rất khó khan”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho rằng để thực hiện mục tiêu trong chiến lược phát triển thủy sản giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 thì Việt Nam cần thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp từ đầu tư hạ tầng cho đến giống, thức ăn dinh dưỡng, chế phẩm sinh học, quy trình nuôi và đặc biệt là thú y phòng bệnh. Nếu để xảy ra dịch bệnh sẽ dẫn đến việc các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật không đạt, chất lượng kém và giá thành cao.

Thứ trưởng Tiến cũng chỉ ra rằng với diện tích nuôi trồng 1,3 triệu ha hằng năm, với sản lượng 7 triệu tấn sắp tới đây, nếu không có nhận thức đúng đắn, không có kế hoạch hành động thì ngành thủy sản sẽ rất khó khăn. Để giải quyết tốt công tác thú y phòng bệnh thì không chỉ độc lập mỗi thú y phòng bệnh mà còn nhiều yếu tố khác. Theo đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã chỉ ra 5 vấn đề nổi cộm của ngành thủy sản hiện nay.

Thứ nhất, vì động vật dưới nước có đặc điểm riêng nên quan trắc môi trường và giám sát dịch bệnh phải có sự phối hợp với nhau. Đây là 2 khía cạnh độc lập nhưng lại liên kết rất chặt chẽ.

"Cục Thú y và Tổng Cục thủy sản phải chia sẻ về số liệu để có những nghiên cứu đánh giá về tương quan các tiêu chí với phần dịch bệnh để có những cảnh báo. Để mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng và xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành”, Thứ trưởng yêu cầu.

Công tác giống đóng vai trò hết sức quan trọng.

Thứ hai là công tác giống. Giống không những quyết định năng suất, chất lượng mà còn có cả sức kháng bệnh. Thứ trưởng lấy ví dụ có những giống ta phải mua với giá rất đắt là vì sức kháng bệnh tốt sẽ mang lại năng suất cao. Chính sức miễn kháng và sạch bệnh làm cho con giống sinh sản, sinh trưởng tốt, tiêu tốn ít thức ăn.

“Thứ ba là thức ăn thủy sản. Cho đến nay, 1,923 triệu tấn thức ăn thủy sản thì chỉ duy nhất có 1 doanh nghiệp trong nước sản xuất 234.000 tấn, còn cơ bản 1,9 triệu tấn là của doanh nghiệp nước ngoài. Thế nhưng không phải doanh nghiệp nước ngoài đã là chuẩn. Tổng cục Thủy sản vẫn phải rà soát kiểm tra”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đề nghị.

Vấn đề thứ tư hiện nay là cần phải có danh mục chế phẩm sinh học dùng cho nuôi trồng thủy sản. Để từ đó rà soát và loại bỏ bớt, kết hợp phương thức nuôi, thiết bị nuôi, quy trình nuôi.

“Thứ năm là vấn đề hạ tầng. Sắp tới chúng ta sẽ đầu tư hạ tầng và các cơ sở sản xuất giống. Ngoài ngân sách Trung ương, vốn vay World Bank thì ngân sách của địa phương cũng sẽ đầu tư vào. Vấn đề này cần phải được giải quyết một cách đồng bộ”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.

“Thú y phòng bệnh rất quan trọng. Đó là giải pháp hàng đầu để thủy sản đạt được sản lượng 7 triệu tấn. Ta phải xác định phòng hơn chống vì một khi đã phải đưa kháng sinh, đưa thuốc vào là tốc độ tăng trưởng giảm, là tiêu tốn thức ăn cao, là mất an toàn thực phẩm, không còn sức cạnh tranh.

Chúng ta phải ra được một quy trình an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh cho từng đối tượng thủy sản để hướng dẫn doanh nghiệp, xây dựng những mô hình và thông tin tuyên truyền rộng rãi”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến.

(Theo Nông nghiệp VN)

Bạn đang đọc bài viết 5 vấn đề nổi cộm của ngành thủy sản tại chuyên mục Sản xuất của Hiệp hội VASEP
5 van de noi com cua nganh thuy san xuat khau thuy san

TIN MỚI CẬP NHẬT

Ngành thủy sản chưa chuẩn bị cho Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm

 |  08:31 04/05/2024

(vasep.vom.vn) Các chuyên gia thương mại cảnh báo ngành thủy sản Mỹ chưa sẵn sàng tuân thủ các yêu cầu truy xuất nguồn gốc trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA), dự kiến ​​có hiệu lực vào năm 2026.

Châu Âu muốn thúc đẩy sản xuất rong biển

 |  08:30 04/05/2024

(vasep.com.vn) Năm 2019, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu đã gọi rong biển là 'siêu thực phẩm'. Chứa nhiều yếu tố quan trọng như iốt, vitamin C và sắt, nó có một lợi thế quan trọng mà ngay cả hải sản cũng không thể đánh bại - đó hàm lượng axit béo omega-3 cao. 

Tanzania thiệt hại 5,9 triệu USD do đánh bắt bất hợp pháp trong năm 2019-2023

 |  08:27 04/05/2024

(vasep.com.vn) Tanzania đã chịu tổn thất đáng kể do đánh bắt bất hợp pháp, lên tới khoảng 5,9 triệu USD từ năm 2019 đến năm 2023.

NFA hợp tác với các đối tác để chống đánh bắt trái phép

 |  08:36 03/05/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NFA) của Papua New Guinea (PNG) cho biết họ đang hợp tác với các đối tác để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm dự kiến tăng trưởng 5,2% giai đoạn 2024-2032

 |  08:34 03/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Global Market Insights Inc, quy mô ngành sản xuất thức ăn cho tôm được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2% từ năm 2024 đến năm 2032. Điều này được dự đoán dựa trên nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu về các sản phẩm thức ăn cho tôm.

Công ty protein côn trùng Ý định xây nhà máy 40.000 tấn ở Na Uy vào năm 2027

 |  08:33 03/05/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất nguyên liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản thay thế Ittinsect của Ý đã công bố kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng của mình tại Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương hồi đầu tháng này.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC