2024 nhiều thách thức, ngành tôm tìm giải pháp nâng sức cạnh tranh

Xuất nhập khẩu 08:41 30/01/2024 Kim Thu
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam khép lại năm 2023 với giá trị xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, giảm 22% so với năm 2022.

Lạm phát tăng cao tại các thị trường chính khiến nhu cầu NK giảm. Sản lượng tôm toàn cầu tăng, sản xuất và XK tôm của Ecuador tăng trưởng bùng nổ, gây dư cung và giá tôm thế giới giảm mạnh. Đây được coi là những nguyên nhân chính khiến XK tôm sụt giảm trong năm 2023.

Những tháng cuối năm 2023, Mỹ đã khởi xướng điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh trong đó có tôm Việt Nam. Kinh tế thế giới đã thoát đáy nhưng phục hồi chậm, chiến tranh Nga-Ukraine vẫn kéo dài, xung đột Israel - Hamas đang tiếp diễn, căng thẳng Biển Đỏ khiến cước vận tải biển tăng. Tôm Việt tiếp tục cạnh tranh khốc liệt với Ecuador, Ấn Độ về giá và nguồn cung, giá tôm thế giới chưa thể phục hồi nhanh do tồn kho còn nhiều. Chi phí thức ăn nuôi tôm lớn và tăng cao, đồng thời dịch bệnh trên tôm nuôi chưa kiểm soát. Đây là những thách thức đặt ra cho ngành tôm Việt Nam năm 2024.

Trên chặng đường vượt khó, ngành tôm cần phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một trong những giải pháp được xác định đó là đẩy mạnh chế biến hàng GTGT và tập trung nhiều hơn cho khâu nuôi.

Sản phẩm tôm chế biến GTGT hiện chiếm 40-45% tổng giá trị XK tôm hàng năm. Với công nghệ chế biến ngày càng phát triển, nhu cầu từ các thị trường gia tăng, việc phát triển các sản phẩm tôm GTGT sẽ ngày càng được thúc đẩy theo chủ trương của Chính phủ và Bộ NN&PTNT.

Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1408/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành Chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu của Đề án là phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.

Trình độ chế biến chung của các DN tôm Việt thuộc mức cao trên thế giới và đây là một lợi thế cạnh tranh lớn. Các sản phẩm tôm GTGT nổi bật của Việt Nam có thể kể đến như tôm bao bột, tôm chiên, tôm tẩm gia vị, tôm xẻ bướm, tôm xiên que, tôm tempura, tôm nobashi, há cảo tôm, sủi cảo tôm gừng, tôm thẻ thịt duỗi tẩm bột chiên đông lạnh, tôm thẻ xiên que đông lạnh…

Năm 2023 đầy khó khăn, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm tôm GTGT mới cũng là một trong những sách lược giúp các DN trụ vững. Người tiêu dùng ngày càng tiết kiệm thời gian, nên các sản phẩm tiện lợi, dễ chế biến ngày càng được chú ý.

Khi tăng trưởng sản lượng nuôi trồng chỉ có giới hạn, chế biến sản phẩm giá trị gia tăng là xu thế, giúp đạt được các mục tiêu về kim ngạch XK trong tương lai.

Ngành tôm Việt năm 2024 cần tập trung vào khâu nuôi nhiều hơn để tăng được sức cạnh tranh với các nước khác.

So với Ecuador, giá thành nuôi thấp, diện tích nuôi lớn, tập trung, tỷ lệ thành công cao lên tới trên 80%. Tôm nuôi của Việt Nam có tỷ lệ thành công không cao, chất lượng giống thấp, giá thành sản xuất cao hơn từ 20-35% so với Ecuador do giá thức ăn, giá điện và các chi phí đầu vào khác tăng cao.

Ngày 9/1/2024, Hiệp hội VASEP có Công văn báo cáo số 01/BC-VASEP gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả SXXK thủy sản 2023 - cơ hội, thách thức trong 2024 và các kiến nghị giải pháp củng cố, gia tăng năng lực cạnh tranh ngành hàng.

Theo đó, VASEP báo cáo Thủ tướng về thực trạng giá thức ăn đang cao, tác động rất lớn đến hoạt động nuôi và giá thành nguyên liệu – là một nhân tố chính khiến SP thủy sản nuôi của Việt Nam đang rất khó cạnh tranh với các quốc gia khác (Ecuador, Ấn Độ…). VASEP kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng CP có chính sách kiểm soát về giá thức ăn nhằm ổn định giá thành nguyên liệu, tăng sức cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam.

Chi phí thức ăn nuôi tôm chỉ chiếm 30-40% chi phí nuôi. Do giá thức ăn tôm cao, hơn 30,000đ/kg nên khi tăng 3,000 - 5,000đ/kg thì xem như tăng 10-15%. Ngoài chi phí thức ăn, thì chi phí điện tăng đáng kể (chiếm 10% chi phí nuôi tôm, đặc biệt đối với nuôi công nghệ cao), tuy nhiên giá điện nuôi tôm hiện nay được tính theo giá điện dịch vụ và theo nhiều mức giá khác nhau nên ảnh hưởng đến giá thành nuôi nguyên liệu. VASEP xin kiến nghị tính điện 1 giá cho cơ sở nuôi tôm.

Một mấu chốt quan trọng của mặt hàng tôm nuôi là vấn đề giống. Nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất đạt chất lượng, giảm giá thành sản xuất, VASEP kiến nghị Bộ NN&PTNT tăng cường kiểm soát chất lượng con giống tôm nuôi, đảm bảo không có con giống kém chất lượng, dịch bệnh ra thị trường.

Nắm bắt cơ hội, nhưng thách thức không ít, ngành tôm cần sự chung tay của Chính phủ, chính quyền địa phương, các mắt xích trong toàn chuỗi. Ngành chế biến phải không ngừng tiếp cận xu thế người tiêu dùng, thị trường để có sản phẩm mới đáp ứng kịp thời nhất. Ngành nuôi cần có sự căn cơ hơn, tổ chức sản xuất quy mô lớn hơn nhằm có nền tảng quy hoạch tổng thể khu nuôi mang tính khoa học, hợp lý cũng như thuận lợi trong việc đầu tư trang bị các thành quả KHKT để nâng cao tính chủ động, giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất. Với sự cạnh tranh mạnh từ các nước sản xuất đối thủ, hiện tại ngành tôm nên tập trung vào khâu nuôi nhiều hơn để chất lượng và giá thành ổn định, giúp tăng khả năng cạnh tranh của con tôm Việt.

Toàn cảnh sản xuất, XK tôm Việt Nam và vị thế tôm Việt Nam trong bức tranh ngành tôm thế giới trong 6 năm qua (2018-2023) cùng với dự báo tới năm 2025, thông tin đối thủ cạnh tranh... Tất cả thông tin chi tiết có tại Báo cáo ngành hàng tôm 2018 - 2023 và dự báo đến năm 2025

xuat khau tom xk thuy san 2024

TIN MỚI CẬP NHẬT

Mời tham dự khóa tập huấn: Kiểm kê Khí nhà kính và các Giải pháp Xanh hóa Sản xuất ngành Thủy sản

 |  11:30 21/05/2024

Chương trình giúp nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành kiểm kê khí nhà kính, xác định nguồn thải, thu thập dữ liệu, xác định ranh giới tổ chức và lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các biện pháp triển khai hiệu quả Xanh hóa sản xuất, giảm phát thải, góp phần giúp DN đáp ứng các yêu cầu qui định kiểm kê khí nhà kính trong nước (nghị định 06/2022/NĐ-CP, QĐ 01/2022/QĐ-TTg, luật môi trường…) cũng như xu hướng phát triển xanh, tín chỉ carbon ở các thị trường quốc tế. Chi tiết xem tại: https://daotao.vasep.com.vn/lich-khai-giang/khoa-tap-huan-kiem-ke-khi-nha-kinh-va-cac-giai-phap-xanh-hoa-san-xuat-nganh-thuy-san-2381.html

Động lực thị trường tôm càng xanh ở Trung Quốc

 |  10:25 21/05/2024

Nhật báo Bắc Kinh đưa tin lô tôm càng sống đầu tiên trong năm nay đã được bán ra thị trường vào đầu tháng 3, sớm hơn năm 2023; giá cũng giảm khoảng 20% so với năm ngoái.

Na Uy: Xuất khẩu thủy sản tháng 4/2024 lập kỷ lục

 |  10:25 21/05/2024

(vasep.com.vn) Tháng 4/2024, xuất khẩu thủy sản của Na Uy lập kỷ lục mới, với tổng giá trị đạt 13,9 tỷ NOK (1,28 tỷ USD), tăng 924 triệu NOK (tương đương 7%) so với cùng kỳ năm trước.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024

 |  09:35 21/05/2024

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 4/2024, Việt Nam XK gần 580 triệu USD cá tra, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Với kim ngạch XK đạt hơn 168 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tháng 4/2024, XK cá tra tăng trở lại sau 2 tháng liên tiếp sụt giảm.

Doanh thu của Maruha Nichiro Nhật Bản đạt kỷ lục nhờ hải sản chế biến

 |  08:41 20/05/2024

(vasep.com.vn) Maruha Nichiro, công ty thủy sản lớn nhất thế giới về doanh thu đạt kỷ lục mới về doanh thu hợp nhất là 1,03 nghìn tỷ JPY (6,6 tỷ USD) cho năm tài chính 2023, kết thúc vào ngày 31/3/2024, nhờ thu nhập mạnh mẽ từ thủy sản chế biến tại nhà và sự mất giá của đồng Yên.

Infographic: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024

 |  08:40 20/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK thủy sản của Việt Nam tiếp tục khả quan trong tháng 4/2024. Nhờ đó, tính lũy kế 4 tháng đầu năm 2024 kim ngạch XK thủy sản cả nước tăng 6%, đạt 2,7 tỷ USD. XK 3 nhóm mặt hàng chủ lực của Việt Nam là tôm, cá tra và cá ngừ đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.

DOL: Nạn lao động cưỡng bức không còn xuất hiện trong ngành tôm Thái Lan

 |  08:39 20/05/2024

(vasep.com.vn) Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL) đang thúc đẩy việc sửa đổi một quyết định cách đây 15 năm về việc sử dụng lao động trẻ em phổ biến trong ngành tôm Thái Lan.

Nghị định 37/2024 và Nghị định 38/2024 sắp có hiệu lực - nhiều nội dung doanh nghiệp cần quan tâm

 |  16:30 17/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 13/5/2024, Hiệp hội VASEP đã gửi công văn số công văn số 54/CV-VASEP tới Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và các đơn vị liên quan thuộc Bộ để báo cáo, kiến nghị một số bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ – là 2 Nghị định quan trọng, được Hiệp hội và cộng đồng DN đặc biệt quan tâm.

Nga muốn thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang châu Á

 |  09:28 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nga muốn mở rộng địa bàn xuất khẩu và tích cực bán hải sản sang các nước ở Đông Âu, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ.  Hiệp hội ngư dân Nga (VARPE) yêu cầu Rosselkhoznadzor đẩy nhanh công việc phát triển xuất khẩu thủy hải sản của Nga sang các thị trường Ấn Độ, Chile, Peru, Malaysia, Argentina, Việt Nam, Brazil, Indonesia, Ả Rập Saudi và Oman.

Hàn Quốc giảm nhập khẩu cá minh thái trong tháng 4/2024

 |  08:44 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu tính đến tháng 4/2024, tổng lượng nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hàn Quốc đạt 318.1955 tấn, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái (370.237 tấn). Giá trị nhập khẩu tính đến tháng 4 năm 2024 là 1.318,04 triệu USD, bằng giá trị nhập khẩu cùng kỳ năm 2023. So với con số 1.731,08 triệu USD, giá trị nhập khẩu đã giảm 23,9%.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC