“Cơn bão” thị trường tôm sẽ kéo dài đến năm 2022

Thị trường thế giới 07:47 07/06/2021 Lê Hằng
(vasep.com.vn) Tại hội thảo: online “Triển vọng thị trường tôm nuôi thế giới” do Undercurrentnews tổ chức ngày 26/5/2021, các chuyên gia đều nhận định, thị trường toàn cầu có thể sẽ thiếu sản phẩm tôm nuôi từ nay đến cuối năm 2021.

“Cơn bão” thị trường tôm sẽ kéo dài đến năm 2022

Các chuyên gia cho rằng “cơn bão thị trường tôm” gồm các vấn đề như thiếu nguồn cung tại các nước do Covid gây ra, vấn đề bất ổn trọng vận tải hàng hóa và nhu cầu mùa hè tăng đột biến khi ngành dịch vụ thực phẩm phục hồi. Dịch vụ ăn uống bùng nổ trở lại. Nhiều nhà nhập khẩu bắt đầu dự trữ hàng nhiều hơn với dự đoán rằng hoạt động kinh doanh sẽ hồi phục." Trong năm 2020, hầu hết các nhà nhập khẩu đã thay đổi mô hình mua hàng của họ để đáp ứng nhu cầu bán lẻ ngày càng tăng.

"Do đó, hiện tại tất cả chúng ta đều đang thiếu các sản phẩm dịch vụ thực phẩm. Giá cả đã tăng đáng kể, ở một số nơi, giá tăng 1 USD/pao khiến hầu hết khách hàng đều “sốc”, dù thực tế, giá chỉ tăng trở lại mức bình thường. " Tất nhiên, giá bị tác động còn vì Ấn Độ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi coronavirus vào năm 2021, khi thu hoạch tôm đang diễn ra, quá trình chế biến và hậu cần vận chuyển gần như tạm dừng. Các nước khác cũng bị ảnh hưởng sản xuất nhưng có lẽ ở mức độ thấp hơn. Một số nhà cung cấp chuyển từ trạng thái đầy hàng tồn kho sang không đủ hàng cho nhà NK.

Jim Gulkin, người sáng lập công ty sản đông lạnh Siam Canadian Group có trụ sở tại Thái Lan, đã xác nhận bức tranh này của Mỹ và dự đoán các thị trường khác sẽ sớm diễn ra tình cảnh tương tự. Canada đi sau Mỹ một chút về vắc xin, vì vậy sẽ giống như rất nhiều nước không xảy ra bùng nổ nhu cầu vào mùa hè. EU bây giờ cũng đang mở cửa, theo truyền thống, thị trường phát triển dịch vụ thực phẩm hơn là bán lẻ, mặc dù bán lẻ cũng luôn phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, nhu cầu ở đó sẽ tăng lên rất nhiều.

Về thị trường châu Âu, Sophia Balod - Tổng biên tập của hãng phân tích thị trường châu Âu Seafood TIP - lưu ý rằng các thị trường EU chỉ mới bắt đầu mở cửa trở lại, nhưng những tháng mùa hè sẽ thúc đẩy nhu cầu tăng mạnh trở lại nhờ dịch vụ và du lịch.

Khủng hoảng Covid ở Ấn Độ dẫn đến việc thu hoạch tôm sớm, do vậy sẽ có nhiều tôm nhỏ hơn và thị trường chắc chắn sẽ thiếu tôm cỡ lớn.

"Vấn đề vận chuyển" cũng sẽ không thể giải quyết trong một sớm một chiều: do là tình trạng tắc nghẽn khi vào các cảng đến kho lạnh và thiếu container. Một số tuyến vận chuyển hàng hóa tăng giá từ 8.000 USD/container lên 16.000 USD. Vấn đề này sẽ kéo dài đến cuối năm 2021, không thể giải quyết trong vài tháng tới, thậm chí sẽ trở nên tồi tệ hơn trong mùa hè khi các lô hàng vào Mỹ tăng lên, sau đó là Canada và EU."

Thị trường tôm đối mặt với xu hướng tiêu thụ mới sau COVID

Trong năm 2019 và năm 2020, ngành tôm nuôi toàn cầu đã lo ngại rằng sản lượng tăng quá nhanh và nhu cầu không thể theo kịp.

Mức giá thấp trong năm 2019 được cho là do tình trạng "bình thường mới". Tại hội nghị Lãnh đạo về Triển vọng Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu năm đó, Travis Larkin của The Seafood Exchange đã mời những người tham gia thảo luận bàn tròn về cách có thể tiếp thị tôm ở Mỹ.

Larkin nói: "Chúng tôi ở Mỹ có khả năng bắt tay vào một chương trình tiếp thị. Chúng tôi có thể phát triển thị trường nếu chúng tôi làm được điều này". Rõ ràng là chúng ta không thể tiếp tục với ý nghĩ là cứ sản xuất sẽ có người mua. Tất nhiên, bạn vẫn có thể bán, nhưng sẽ không được giá bạn thích.

Thậm chí vào tháng 5/2020, người ta lo ngại rằng coronavirus có thể làm ”biến mất” lĩnh vực dịch vụ thực phẩm, gây tổn hại đến nhu cầu trong tương lai gần.

Tuy nhiên, giờ đây, tình hình đã thay đổi, tiêu thụ tăng vọt vào năm 2020, khi doanh số bán lẻ bùng nổ cho nhu cầu nấu ăn tại nhà. Điểm mấu chốt là, chúng ta sẽ thấy dịch vụ thực phẩm phục hồi trở lại mức bình thường và lĩnh vực bán lẻ cũng sẽ không mất các mảng kinh doanh mới phát sinh trong COVID", Jeff Sedacca, Giám đốc điều hành của Sunnyvale Seafood cho biết. "Có lẽ có cả một lớp người chưa bao giờ nấu tôm hoặc cá ở nhà, nhưng giờ họ đã làm được. Giờ đây, thủy sản đã trở thành một lựa chọn để nấu ăn tại nhà cho hàng triệu triệu người trước đây chưa từng làm."

Jim Gulkin, người sáng lập Tập đoàn Siam Canadian, đồng ý: “Mọi thứ đã thay đổi, và thay đổi vĩnh viễn”. Doanh số bán lẻ thủy sản sẽ không bao giờ trở lại mức trước đại dịch. Mọi người đã quen với việc mua hải sản, đặc biệt là tôm và các loại hải sản khác"

thi truong tom covid-19

TIN MỚI CẬP NHẬT

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

 |  10:50 24/12/2024

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.

Brazil: Giá cá rô phi giảm do nhu cầu yếu

 |  08:58 24/12/2024

(vasep.com.vn) Theo Trung tâm nghiên cứu nâng cao về kinh tế ứng dụng của Brazil (Cepea), giá cá rô phi tại Brazil tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 11 trên tất cả các khu vực.

Ngư dân Nga đánh bắt hơn 4,6 triệu tấn thủy sản

 |  08:55 24/12/2024

(vasep.com.vn) Theo hệ thống giám sát ngành của Cơ quan Thủy sản Liên bang, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản của Nga đạt 4,658.9 nghìn tấn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Bộ sẽ tiếp tục rà soát cơ chế chính sách, kiên quyết gỡ bỏ những quy định không còn phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho DN

 |  23:35 23/12/2024

(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng chỉ đạo một số nội dung trọng tâm để ngành thủy sản vượt qua thách thức và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.

VASEP Highlight - T12/2024: Xuất khẩu thủy sản năm 2024 cán đích 10 tỷ USD

 |  22:28 23/12/2024

Ngành thủy sản– một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch XK của ngành nông nghiệp. Với kim ngạch XK từ 9 – 11 tỷ USD mỗi năm, ngành thủy sản Việt Nam tự hào đứng thứ 3 trên bản đồ thủy sản thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.

EU và Anh đạt thỏa thuận về khai thác thủy sản năm 2025

 |  09:08 23/12/2024

(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.

Nhập khẩu tôm của Mỹ giảm nhẹ trong 10 tháng đầu năm nay

 |  09:07 23/12/2024

(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.

Infographic: Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024

 |  09:06 23/12/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.

Na Uy: Giá tại tàu cua hoàng đế tiếp tục tăng trong tuần giữa tháng 12

 |  09:04 23/12/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.

Nhập khẩu cá thu đông lạnh của Hàn Quốc giảm

 |  09:12 20/12/2024

(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC