Trung Quốc: Nhu cầu nhập khẩu tôm vẫn cao

Xuất nhập khẩu 08:19 21/09/2016 714
(vasep.com.vn) Trung Quốc được coi là thị trường thay thế đầy tiềm năng trong bối cảnh XK sang các thị trường truyền thống sụt giảm. Đây được coi là mảng sáng nhất trong bức tranh XK tôm của Việt Nam nửa đầu năm nay.

Xu hướng tăng mạnh từ cuối năm 2015

Sau khi sụt giảm trong 3 quý đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc bắt đầu khởi sắc trong quý IV/2015 và duy trì đà tăng trưởng liên tục cho tới tháng 8 năm nay.

XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc tính tới 15/8/2016 đạt 263,7 triệu USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính tới tháng 8 năm nay, XK trong tháng 5 đạt giá trị cao nhất so với các tháng còn lại. So với các tháng cùng kỳ năm 2015, XK trong tháng 6/2016 đạt mức tăng trưởng tốt nhất 99,2% so với tháng 6/2015.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tôm sú lớn nhất của Việt Nam (chiếm khoảng 70%). Ngày 15/12/2015, lệnh cấm NK tôm sú sống vào Trung Quốc chính thức được dỡ bỏ, tạo điều kiện cho các DN tăng XK tôm sú vào thị trường này. Năm 2015, tỷ trọng tôm sú XK của Việt Nam sang Trung Quốc gấp đôi so với tôm chân trắng. Trung Quốc chủ yếu NK tôm sống, tươi, đông lạnh (mã HS 03) từ Việt Nam, chiếm khoảng 95% tổng XK tôm sang thị trường này. 6 tháng đầu năm nay, tỷ trọng tôm sú Việt Nam XK sang Trung Quốc gấp 1,6 lần so với tôm chân trắng.

Theo ITC, NK tôm của Trung Quốc năm 2015 đạt 102.843 tấn; trị giá 754,5 triệu USD; tăng 31,7% về khối lượng và 36% về giá trị. Ecuador là nhà cung cấp tôm chính cho Trung Quốc, chiếm 25% tổng giá trị NK tôm của Trung Quốc. Việt Nam đứng thứ 10 trong số các nhà cung cấp tôm chính cho Trung Quốc, chiếm 1,4%. Trung Quốc hiện có xu hướng tăng NK tôm để đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước.

Ecuador là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc. Năm 2015, Ecuador XK 50% sản lượng tôm sang Trung Quốc. Dự kiến năm 2016, đây vẫn là thị trường quan trọng của các nhà XK Ecuador.

Năm 2015, XK tôm của Trung Quốc đạt 191.946 tấn; trị giá 1,9 tỷ USD; giảm 18% về khối lượng và 25% về giá trị. Mỹ và Hồng Kông, Trung Quốc là 2 thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Trung Quốc. Trong top 10 thị trường NK tôm lớn nhất của Trung Quốc năm 2015, XK sang Mỹ và Hàn Quốc tăng lần lượt 8% và 2% trong khi XK sang các thị trường còn lại đều giảm.

Tôm nguyên con đông lạnh (mã HS 030617), tôm chế biến không đóng hộp kín khí (mã HS 160521) và tôm chế biến đóng hộp kín khí (mã HS 160529) là các sản phẩm XK chính của Trung Quốc. Năm 2015, các sản phẩm này lần lượt chiếm 50,5%; 23,4% và 16% tổng XK tôm của nước này.

XK sang Trung Quốc cần có code và được phê chuẩn

Với dân số lớn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao của người dân Trung Quốc trong những năm gần đây, XK thủy sản đặc biệt là tôm sang thị trường này có nhiều cơ hội tăng trưởng. Nhu cầu NK tôm nguyên liệu cho chế biến và tái XK ngày càng tăng do sản lượng tôm nuôi trong nước dự kiến giảm và theo chính sách đẩy mạnh nhập để tái xuất của nước này. Nhu cầu NK tôm cho tiêu thụ nội địa cũng không ngừng tăng do sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu. Họ thích hàng NK hơn hàng sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, XK sang Trung Quốc cũng phải đối mặt với một số khó khăn như Trung Quốc chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về XNK thủy sản, rủi ro trong thanh toán và thị trường không ổn định về cả lượng NK và giá. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tăng rào cản kỹ thuật với một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang gặp một số khó khăn như thông tin mạng quản lý phía Trung Quốc yêu cầu, muốn XK vào nước này thì nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà xuất khẩu phải nằm trong danh sách được nước này phê chuẩn.

Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam đang làm việc với phía Trung Quốc để tháo gỡ những rào cản kỹ thuật này và đẩy mạnh việc XK ổn định thủy sản trong đó có tôm sang thị trường này.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc: Nhu cầu nhập khẩu tôm vẫn cao tại chuyên mục Xuất nhập khẩu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hàn Quốc: Nhập khẩu 4.000 tấn thủy sản có liên quan đến lao động cưỡng bức từ Trung Quốc

 |  09:00 22/07/2024

Chosun Daily, đơn vị theo dõi hoạt động của Dự án Đại dương ngoài vòng pháp luật về việc truy tìm hải sản được sản xuất tại Trung Quốc bằng lao động cưỡng bức, tuyên bố đã phát hiện tới 4.000 tấn hàng nhập khẩu như vậy tại Hàn Quốc.

Hợp chất gốc dừa đang cho thấy triển vọng lớn đối với cá hồi và tôm

 |  08:58 22/07/2024

(vasep.com.vn) Các thử nghiệm gần đây chứng minh rằng một loại prebiotic mới do GreenSage Prebiotics phát triển có thể cải thiện đáng kể FCR và tỷ lệ sống sót ở tôm và cá hồi nuôi, mở đường cho việc tung ra thị trường.

Mỹ: Xây dựng trung tâm nhân giống hàu mới

 |  08:56 22/07/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Nghề cá của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xây dựng một trung tâm nhân giống hàu mới tại Milford, tiểu bang Connecticut, Mỹ nhằm cải thiện hoạt động nhân giống hàu tại quốc gia này.

Vụ B cá minh thái Alaska khởi đầu với sản lượng PBO tăng

 |  08:54 22/07/2024

(vasep.com.vn) Vụ B cá minh thái Alaska của Mỹ khởi đầu chậm chạp, với sản lượng phi lê cá rút xương (PBO) tăng 42% và sản lượng surimi giảm 18% tính đến ngày 29/06/2024.

Đến năm 2030 cả nước sẽ có 173 cảng cá, tổng công suất bốc dỡ gần 3 triệu tấn hải sản

 |  08:46 22/07/2024

Quy hoạch đến năm 2030, toàn quốc có 39 cảng cá loại 1; 80 cảng cá loại 2 và 54 cảng cá loại 3, đáp ứng bốc dỡ tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 2,983 triệu tấn/năm…

Thủ tướng: Cần phát huy ngoại giao kinh tế

 |  08:43 22/07/2024

(vasep.com.vn) Chiều ngày 18/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC