Triển vọng mô hình tôm – lúa

Nguyên liệu 09:13 28/02/2017 706
Hơn một năm nay, mô hình nuôi tôm trên vùng đất lúa ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã và đang khẳng định hiệu quả kinh tế cao, hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Nổi bật là ngay trên vùng đất khó, viên lang bãi bồi, khu vực nằm trên địa bàn xã Lương Nghĩa, nhiều nông hộ đã nhanh chóng thay đổi cuộc sống sau những vụ canh tác mô hình kết hợp tôm - lúa thành công.

Mô hình kết hợp “thông minh”

Sở dĩ, gọi là mô hình kết hợp “thông minh” vì điều kiện tự nhiên đã “vô tình” tạo cho xã Lương Nghĩa có được lợi thế từ hệ sinh thái mặn - ngọt trong năm. Theo đó, mùa khô, người dân có thể lấy nước mặn nuôi tôm, đến mùa mưa thì tiến hành trữ nước ngọt lại để trồng lúa. Với phương thức sản xuất này, nông dân địa phương chẳng những từng bước xóa bỏ tình trạng “lúa cũ đổi lúa mới” mà còn cải thiện nguồn thu nhập cho gia đình.

Qua 2 đợt nuôi tôm sú trên nền đất lúa thành công, ông Nguyễn Văn Rạng, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, cho hay: “Vào mùa khô hàng năm, vùng viên lang bãi bồi luôn chịu ảnh hưởng tình trạng nước dâng từ Biển Tây và Biển Đông, với biên độ mặn thấp nhất cũng ở mức 5-7‰. Do đó, hầu hết người dân ở đây chủ yếu canh tác được 2 vụ lúa trong năm. Đó là vụ lúa Hè thu muộn (bắt đầu từ tháng 6 khi có mưa xuống) và vụ lúa Đông xuân. Tuy nhiên, năng suất thu được không cao, trúng lắm được khoảng 700-800kg lúa tươi/công, chưa kể giá cả bấp bênh, sâu bệnh tấn công, giá thành sản xuất cao nên cuộc sống gia đình luôn thiếu trước hụt sau”.

Sau khi được người thân ở huyện Hồng Dân, Bạc Liêu gợi mở hướng sản xuất mô hình tôm - lúa quảng canh, ông Rạng bắt đầu nuôi thử nghiệm trên 3ha đất canh tác của gia đình mình. “Bước đầu chuyển đổi sản xuất sang 1 vụ tôm - 1 vụ lúa, tôi lo lắng lắm. Nhưng nhờ học hỏi kỹ thuật từ những người đi trước nên vụ tôm vừa qua lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với làm lúa. Tới đây, tôi dự định tiếp tục thả nuôi lại để phát triển kinh tế gia đình”, ông Rạng chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, mô hình sản xuất tôm - lúa là mô hình kinh tế mới, mang tính bền vững cao, vì tận dụng triệt để 2 đối tượng trong cùng một hệ sinh thái. Hơn hết là cây lúa được gieo trồng trên đất nuôi tôm sẽ phát triển tốt, nhờ tận dụng phân hữu cơ từ phế thải và thức ăn thừa của tôm, hoặc cần thiết kết hợp sử dụng thêm phân hóa học sẽ góp phần bảo vệ năng suất, hạn chế sâu bệnh tấn công, nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, người dân vừa có lúa, vừa có tôm, môi trường sinh thái được bảo vệ, ổn định sản xuất dài lâu và nâng cao cuộc sống gia đình.

Thế nhưng, ông Đồng băn khoăn rằng: Bên cạnh những hiệu quả thiết thực, người dân địa phương vẫn còn gặp phải một số vướng mắc. Chẳng hạn, người dân chỉ nuôi theo hình thức quảng canh, thiếu vốn, hệ thống thoát và giữ nước thiếu an toàn, khâu áp dụng khoa học kỹ thuật chưa đạt, chất lượng sản phẩm chưa mang tính cạnh tranh cao, nhất là mua tôm giống trôi nổi, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, tới đây cần nạo vét hệ thống kênh mương, thành lập các mô hình thí điểm, đẩy mạnh liên kết với các công ty sản xuất con giống chất lượng, gắn với bao tiêu sản phẩm, nhằm sản xuất bền vững 2 đối tượng chủ lực tôm - lúa ở địa phương.

Mở hướng phát triển lâu dài

Ông Lê Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thông tin: “Mô hình tôm - lúa rất phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Vì vậy, đơn vị sẽ tiếp tục mời các chuyên gia đầu ngành từ Trường Đại học Cần Thơ xuống tập huấn để người dân nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất tốt hơn. Dự kiến sắp tới, đơn vị sẽ liên kết với một số ngành liên quan trong tỉnh làm thí điểm 6 mô hình nuôi tôm trên diện tích khoảng 6ha, từ đó có cơ sở đánh giá và triển khai nhân rộng ra cho bà con”.

Từ những hướng đi thiết thực, ông Lương Thanh Văn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt - Úc, đề xuất: Với vị thế trung tâm của 3 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang thì Hậu Giang rất có lợi thế phát triển mô hình tôm - lúa. Nếu được, ngoài tôm sú, người dân Hậu Giang có thể phát triển thêm tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng. Bởi lẽ, nuôi tôm thẻ chân trắng, rút ngắn thời gian chăm sóc, ít rủi ro, lợi nhuận cao.

“Công ty luôn sẵn sàng hỗ trợ người dân sản xuất bằng cách hình thành 1 phòng thí nghiệm tại địa phương, kết hợp công tác quan trắc chất lượng nước, hỗ trợ kỹ thuật. Tuy nhiên, ở góc độ kinh doanh, công ty chúng tôi sẽ liên hệ với các đơn vị thu mua ở Đồng Tháp nhằm góp phần đảm bảo đầu ra sản phẩm cho người dân. Về lâu dài, đặc biệt vào năm 2018, công ty dự kiến thành lập nhà máy chế biến theo chuỗi sản xuất khép kín, bền vững”, ông Văn khẳng định.

Trên cơ sở đó, Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh yêu cầu các sở, ngành liên quan của tỉnh cần có động thái hỗ trợ tích cực và cụ thể hơn, nhất là đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, quan tâm nạo vét hệ thống thủy lợi, đảm bảo tích trữ nước ngọt, tạo lưu thông dòng chảy tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường, giúp phát triển bền vững vùng tôm - lúa địa phương. Mặt khác, tăng cường tuyên truyền và khuyến khích người dân tận dụng đất trống ven tuyến đê bao ngăn mặn trồng các loại rau màu hay cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, góp phần hạn chế sâu bệnh, chuột tấn công gây hại mùa màng…

Khu vực ngoài vùng đê bao ở ấp 6, xã Lương Nghĩa có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 500ha, với hơn 23 hộ dân sinh sống. Trong đó, có khoảng 200ha sản xuất nông nghiệp. Đến nay, địa phương đã thành lập câu lạc bộ nuôi tôm - lúa với 18 hộ tham gia, diện tích khoảng 35ha.

Báo Hậu Giang

Bạn đang đọc bài viết Triển vọng mô hình tôm – lúa tại chuyên mục Nguyên liệu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC