Tóm tắt Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

ASEAN - Trung Quốc 10:56 12/12/2012 Nguyễn Hà
ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002. Trên cơ sở Hiệp định khung, các Bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 7/2007), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 2/2010).

Tháng 11/2015, các Bên ký Nghị định thư sửa đổi một số nội dung của các Hiệp định trước, có hiệu lực từ 5/2016.

Ngoài ra, giữa Việt Nam và Trung Quốc còn ký một Biên bản ghi nhớ về việc thực thi các Hiệp định, có hiệu lực từ 7/2015, có hiệu lực từ 1/2016.

Nội dung chính

Mặc dù có nhiều Hiệp định giữa ASEAN và Trung Quốc, trên thực tế, phần thương mại “tự do” được triển khai hiệu quả nhất là Hiệp định thương mại hàng hóa (TIG).

Hiệp định này (bao gồm cả Nghị định thư sửa đổi) có phần nội dung cơ bản nhất là cam kết loại bỏ thuế quan và quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi. Ngoài ra, Hiệp định còn bao gồm một số cam kết khác liên quan tới nguyên tắc đối xử với hàng hóa, một số biện pháp phi thuế quan, các ngoại lệ, công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, hải quan và tạo thuận lợi thương mại…

Cam kết về thuế quan

Về thuế quan, Trung Quốc cam kết lộ trình cắt giảm như sau:

  • Xóa bỏ thuế quan đối với 95% số dòng thuế từ năm 2011
  • Số dòng thuế còn lại phần lớn cam kết cắt giảm về 5% đến 50% từ năm 2018;
  • Một số mặt hàng còn duy trì thuế suất cao, không cam kết cắt giảm (ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc; cà phê, chè, gia vị; xăng dầu; phân bón các loại; nhựa nguyên liệu; vải may mặc; nguyên liệu dệt may, da giày; động cơ, máy móc thiết bị; ô tô, động cơ, bộ phận phụ tùng của ô tô; đồ nội thất...)

Việt Nam cũng có cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc như sau:

  • Xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế từ 1/1/2018
  • Khoảng 475 dòng thuế cam kết cắt giảm về từ 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2020 (sắt thép, cáp điện, sản phẩm điện gia dụng; các sản phẩm cao su, gốm sứ, giấy, xi măng, nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác; các chế phẩm nông nghiệp đã qua chế biến; một số dòng xe tải và xe chuyên dụng …)
  • Khoảng 456 dòng thuế vẫn duy trì ở mức cao, không cam kết cắt giảm (trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy trừ xe tải 6-10 tấn), xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, một số mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng…)

Cam kết về Quy tắc và Thủ tục xuất xứ

Hàng hóa được coi là có xuất xứ ACFTA nếu hàng hóa có xuất xứ thuần `hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ACFTA, hoặc hàng hóa đáp ứng được một trong hai trường hợp sau:

  • Hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ chung: Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) tối thiểu 40%
  • Hàng hóa có quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng: một số hàng hóa không áp dụng tiêu chí xuất xứ chung mà có quy tắc cụ thể áp dụng cho hàng hóa đó được quy định trong Danh muc Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng.

Giấy chứng nhận xuất xứ ACFTA là C/O mẫu E. ASEAN và Trung Quốc hiện vẫn cấp 100% C/O mẫu E bản giấy. C/O lỗi có thể được sửa trực tiếp trên mặt C/O chứ không cấ plại C/O mới. C/O có thể cấp trước, trong hoặc sau (không quá  1 năm) thời điểm xuất khẩu của hàng hóa. ACFTA không có điều khoản về Tự chứng nhận xuất xứ.

Thực thi của Việt Nam

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi theo ACFTA mà Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc hiện quy định tại Nghị định số 153/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định ACFTA giai đoạn 2018 – 2022.
  • Các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo ACFTA và quy trình chứng nhận xuất xứ được quy định tại Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương về quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa theo Hiệp định ACFTA, và Thông tư số 21/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014 về việc sửa đổi, bổ sung Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư số 36/201/TT-BCT.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nga cung cấp hơn 98% nguồn cung cá minh thái cho Hàn Quốc

 |  09:13 10/05/2024

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã nhập khẩu 18.606 tấn cá minh thái đông lạnh trong tháng 3/2024, giảm 10% so với 20.677 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm 2023.

Nhu cầu tiêu thụ cua ghẹ Việt Nam từ các thị trường phục hồi

 |  09:06 10/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam trong tháng 3/2024 đạt hơn 18 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước. Tính lũy kế 3 tháng đầu năm, kim ngạch XK đạt hơn 52 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ.

Dự án Aqua Xanh: Đào tạo trên 300 người nuôi tôm theo tiêu chuẩn ASC

 |  09:04 10/05/2024

Ngày 8/5, tại Cà Mau, Tập đoàn Cargill và Tổ chức Asia Society for Social Improvement and Sustainable Transformation (ASSIST) công bố hợp tác và phát động dự án Aqua Xanh với mục đích góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước thông qua việc quảng bá, thúc đẩy thực hiện các quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản bền vững ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản sẽ cụ thể, chi tiết hơn

 |  09:01 10/05/2024

Chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, điển hình là khô hạn, xâm nhập mặn từ đầu năm đến nay, song ngành nông nghiệp vẫn đạt nhiều kết quả tích cực trong sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Giá surimi cá minh thái Nga giảm 20%, gây khó khăn cho các nhà sản xuất châu Á

 |  08:47 09/05/2024

(vasep.com.vn) Giá surimi cá minh thái của Nga cho vụ A 2024 đã giảm 20% so với vụ trước, đe dọa khả năng tồn tại của ngành surimi nhiệt đới ở châu Á.

Infographic: Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024

 |  08:45 09/05/2024

(vasep.com.vn) XK mực và bạch tuộc của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 chỉ ở mức tương đương so với cùng kỳ năm 2023. XK sang các thị trường chính phần lớn đang thấp hơn so với cùng kỳ.

Rà soát công tác chống khai thác IUU và chuẩn bị làm việc với Thanh tra của EC lần thứ 5

 |  08:43 09/05/2024

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản hỏa tốc yêu cầu các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển quán triệt, triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT; khẩn trương rà soát, khắc phục những tồn tại, hạn chế liên quan đến trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 5, góp phần cùng cả nước gỡ bỏ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Nuôi nghêu cho thu từ 300-400 triệu đồng/ha

 |  08:42 09/05/2024

Ghi nhận ngày 6/5 tại vùng chuyên canh nghêu (ngao) ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho thấy thương lái thu mua nghêu thương phẩm có giá từ 22.000-25.000 đồng/kg (khoảng 50-60 con/kg).

Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT

 |  10:44 08/05/2024

Ngày 26/4/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã ký ban hành Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT.

Seychelles và Comoros ký thỏa thuận chống đánh bắt IUU tại khu vực EEZ

 |  08:42 08/05/2024

(vasep.com.vn) Seychelles và Comoros đã ký một thỏa thuận nhằm cải thiện mối quan hệ trong nghề cá nhằm chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC