Thú Y

 Tại EU, mặc dù Nghị viện châu Âu (EP) và Uỷ ban Liên minh châu ÂU (Uỷ ban) đã xây dựng một loạt các Luật, Chỉ thị, và quy định về thú y và y tế. Các chính phủ quốc gia thành viên xây dựng và thực hiện các quy định nhằm triển khai các chỉ thị của EP và Uỷ ban. Tổng cục Y tế và Bảo vệ người tiêu dùng (SANCO) giám sát việc thực hiện các chỉ thị của EU tại cấp quốc gia và đảm bản rằng các luật được cập nhật. Trong phạm vi SANCO, FVO thực hiện các hoạt động thanh tra để đảm bảo việc thực hiện các quy định. Có 3 cơ quan quản lý độc lập mà SANCO phối hợp rất chặt chẽ: Văn phòng Giống cây trồng của EU, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh châu Âu, và Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA). Quy định (EC)178/2002 thành lập EFSA và đưa ra các quy định cơ bản về “luật thực phẩm” trong EU. Quy định này đưa ra một loạt các vấn đề cơ bản về thương mại giữa các quốc gia thành viên và các đối tác ngoài EU. Các thực phẩm nhập khẩu và thức ăn chăn nuôi phải tuân thủ các quy định hoặc điều kiện liên quan về an toàn thực phẩm, hoặc cung cấp ít nhất một mức độ an toàn tương đương. Các quốc gia thành viên được yêu cầu xây dựng các thủ tục nhằm thực hiện, giám sát và phê duyệt các yêu cầu liên quan về luật thực phẩm, bao gồm việc truyền thông về an toàn thực phẩm và rủi ro đối với dân chúng. EFSA cung cấp các quan điểm khoa học về an toàn thực phẩm là trên cơ sở đó là căn cứ cho Các quy định cơ bản của EU. Chín nhóm khoa học chuyên trách thuộc EFSA thực hiện việc đánh giá rủi ro trong các lĩnh vực chuyên ngành cụ thể. Luật thực phẩm bao gồm các quy định về tất cả các giai đoạn của thực phẩm (cũng như thức ăn chăn nuôi) từ sản xuất, chế biến, cung cấp bảo gồm các nguy cơ về vi sinh vật, hoá chất, và các tác nhân vật lý. Cơ quan này sử lý phân tích rủi ro (khi cần thiết), quản lý rủi ro, và các quy định về phòng ngừa. Nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho việc thu hồi thực phẩm trong trường hợp có sai sót phát sinh, quy định này yêu cầu thiết lập một hệ thống truy suất nguồn gốc mà có thể xác định, ở mức tối thiểu, doanh nghiệp từ đó các cung cấp các sản phẩm đầu vào cho việc sản xuất. Luật cũng quy định rằng các nhà kinh doanh thực phẩm phải có trách nhiệm pháp lý chủ yếu để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Các quy định cơ bản của EU liên quan đến thú ý bao gồm:

a)  Quyết định 98/317/EC của Uỷ Ban châu Âu liên quan đến điều kiện thú y và chứng chỉ thuốc thú y cho nhập khẩu thịt tưới từ một số quốc gia châu Âu nhất định.

b)  Quyết định 2004/217/EC của Uỷ ban châu Âu ngày 1/3/2004 về thông qua danh mục các chất lưu thông hoặc sử dụng cho mục đích dinh dưỡng động vật bị cấm.

c)  Quy định số 93/2005 ngày 19/1/2005 sửa đổi quy định EC số 1774/2002 của Nghị viện châu Âu và của Hội đồng liên quan đến chế biến các sản phẩm phụ động vật có nguồn gốc thuỷ sản và các tài liệu thương mại đối với vận chuyển sản phẩm phụ động vật

d)  Chỉ thị 2005/8/EC ngày 27/1/2005 sửa đổi Phụ lục I Chỉ thị số 2002/32/EC của Nghị viện châu Âu và của Uỷ ban về các chất không mong muốn trong thức ăn động vật.

e)  Quyết định số 2005/217/EC ngày 9/3/2005 thiết lập các điều kiện thú y và chứng nhận thú y yêu cầu đối với việc nhập khẩu phôi động vật vào châu Âu

f)   Quy định số 1292/2005 ngày 5/8/2005 sửa đổi Phục lục IV Quy định EC số 999/2001 của Nghị viện châu Âu và Uỷ Ban liên quan đến dinh dưỡng động vật.

g)  Chỉ thị 2005/87/EC ngày 5/12/2005 sửa đổi Phụ lục I Chỉ thị 2002/32/EC của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng về các chất không mong muốn trong thức ăn động vật liên quan đến chì, fluorine và cadmium

h)  Chỉ thị số 2006/77/EC ngày 29/9/2006 về sửa đổi Chỉ thị 2002/32/EC của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban liên quan đến mức dư lượng tối đa của hỗn hợp organochlorine trong thức ăn động vật.

i)   Quy định số 882/2004 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban ngày 29/4/2004 về thực hiện kiểm tra chính thức để đảm bảo xác định sự phù hợp với luật thức ăn chăn nuôi và thực phẩm, các quy định về thú y và phúc lợi động vật

j)   Quyết định số 2006/677/EC ngày 29/9/2006 hướng dẫn việc đặt các tiêu chuẩn đối với việc thựuc hiện kiểm tra theo Quy định EC 82/2004 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban về kiểm tra chính thức nhằm xác định sự phù hợp với luật thức ăn chăn nuôi và thực phẩm, các quy định về thú y và phúc lợi động vật.

k)  Quy định số 1662/2006 ngày 6/11/2006 sửa đổi Quy định EC số 583/2004 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban quy định một số quy tắc vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật.

l)   Quy định số 1950/2006 ngày 13/12/2006 quy định, căn cứ trên Chỉ thị 2001/82/EC của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban về các quy định liên quan đến các sản phẩm thuốc thú y và danh sách các chất cơ bản quan trọng đối với điều trị ngựa.

m) Quyết định 2007/142/EC ngày 28/2/2007 thiết lập Nhóm chuyên gia Thú y khẩn cấp của châu Âu nhằm giúp Uỷ ban hỗ trợ các nước thành viên và các quốc gia đang phát triển trong các vấn đề liên quan đến một số bệnh động vật cụ thể.

n)  Quy định số 318/2007 ngày 23/3/2007 quy định các điều kiện thú y cho việc nhập khẩu một số chim cụ thể vào châu Âu và các điều kiện kiểm dịch.

o)  Quy định 1278/2007 ngày 29/10/2007 sửa đổi Quy định 318/2007 về các điều kiện thú y cho việc nhập khẩu một số chim cụ thể vào châu Âu và các điều kiện kiểm dịch.

p)  Quy định 754/2007 ngày 31/7/2008 sửa đổi Quy định 318/2007 về các điều kiện thú y cho việc nhập khẩu một số chim cụ thể vào châu Âu và các điều kiện kiểm dịch.

q)  Quy định số 829/2007 ngày 28/5/2007 về sửa đổi phụ lục I, II, VII, VIII, X và XI Quy định 1774/2002 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban liên quan đến đưa các sản phẩm phụ động vật cụ thể vào thị trường.

r)   Quy định số 299/2008 ngày 11/3/2008 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban về sửa đổi Quy định (EC) số 396/2005 về mức dư lượng tối đa của thuốc trừ sâu trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và thực vật.

s)  Quy định số 584/2008 ngày 20/6/2008 về thực hiện Quy định số 2160/2003 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban liên quan đến mục tiêu cho việc giảm sự hiện diện của Salmonella enteritidis và Salmonella typhimurium ở gà tây

t)   Chỉ thị 2008/76/EC ngày 25/7/2008 sửa đổi Phụ lục I của Chỉ thị 2002/32/EC của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban về các chất không mong muốn trong thức ăn chăn nuôi.

u)  Quy định số 777/2008 ngày 4/8/2008 về việc sửa đổi Phụ lục I, V và VIII của Quy định sô 1774/2002 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban đưa ra các quy định về y tế liên quan đến sản phẩm phụ động vật không sử dụng cho người.

v)  Quyết định số 2007/240/EC ngày 16/4/2007 về việc quy định chứng nhận thú y mới đối với việc nhập khẩu động vật sống, tinh trùng, phôi, ova và các sản phẩm có nguồn gốc động vật vào châu Âu theo các quyết định 79/542/EEC, 92/260/EEC, 93/195/EEC, 93/196/EEC, 93/197/EEC, 95/328/EC, 96/333/EC, 96/539/EC, 96/540/EC, 2000/572/EC, 2000/585/EC, 2000/666/EC, 2002/613/EC, 2003/56/EC, 2003/779/EC, 2003/804/EC, 2003/858/EC, 2003/863/EC, 2003/881/EC, 2004/407/EC, 2004/438/EC, 2004/595/EC, 2004/639/EC và 2006/168/EC.

w) Quy định số 1285/2008 ngày 15/12/2008 về việc đưa lô hàng cá nhân các sản phẩm có nguồn gốc động vật vào châu Âu và sửa đổi Quy định EC số 136/2004.

x)  Quyết định số 2008/855/EC ngày 2/11/2008 liên quan đến các biện pháp kiểm soát y tế đối với bệnh cúm lợn cổ điển tại một số quốc gia thành viên.

y)  Quy định số 470/2009 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban ngày 6/5/2009 quy định thủ tục của châu Âu đối với việc thiết lập giới hạn dư lượng của các chất hoạt tính dược học trong sản phẩm có nguồn gốc động vật, thay thế Quy định 2377/90 EEC và sửa đổi Chỉ thị 2001/82/EC của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban và Quy định 726/2004 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban.

z)  Quy định số 212/2010 ngày 12/3/2010 sửa đổi Quy định số 669/2009 thực hiện Quy định số 882/2004 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban liên quan đến việc tăng cường mức độ kiểm soát chính thức đối với một số thức ăn chăn nuôi và thực phẩm có nguồn gốc động vật.

aa)Quy định số 558/2010 ngày 24/6/2010 sửa đổi Phụ lục III của Quy định EC số 853/2004 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban quy định một số quy tắc vệ sinh cụ thế đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật.

bb)Quy định EU số 605/2010 ngày 2/7/2010 quy định các điều kiện thú y và y tế cộng đồng và chứng nhận thú y đối với việc đưa vào Liên minh châu Âu sữa thô và các sản phẩm từ sữa cho con người sử dụng.

cc)Quy định số 595/2010 ngày 2/7/2010 sửa đổi Phụ lục VIII, X và XI Quy định EC số 1774/2002 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban quy định các nguyên tắc y tế liên quan đến các sản phẩm phụ động vật không nhằm mục đích cho con người sử dụng.

dd)Quy định số 810/2010 ngày 15/9/2010 sửa đổi Quy định EU số 206/2010 quy định danh mục các quốc gia đang phát triển, khu vưc lãnh thổ hoặc một phần quốc gia được uỷ quyền đối với việc dưa vào châu Âu một số động vật cụ thể, thị tươi và các yêu cần về chứng nhận thú y.

ee)Quy định số 892/2010 ngày 8/10/2010 về tình trạng một số sản phẩm liên quan đến phụ gia thức ăn chăn nuôi trong phạm vi Quy định số 1831/2003 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban.

ff)  Quy định 890/2010 ngày 8/10/2010 sửa đổi phụ lục của Quy định EU số 37/2010 về các chất hoạt tính dược học và phân loại chúng liên quan đên sdư lượng tối đa trong sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật, liên quan đến chất derquantel.

gg) Quy định số 915/2010 ngày 12/10/2010 liên quan đến chương trình kiểm soát phối hợp hàng năm của Liên minh đối với 2010, 2012, 2013 để đảm bảo sự phù hợp với các mức tối đa và đánh giá sự phơi nhiễm của người tiêu dung đối với dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật.

hh) Quy định số 914/2010 ngày 12/10/2010 về sửa đổi Phụ lục Quy định EU số 37/2010 về các chất hoạt tính dược lý và phân loại chúng liên quan đến giới hạn dư lượng tối đa trong thực phẩm có nguồn gốc động vật liên quan đến chất sodium salicylate.

ii)    Quy định số 983/2010 ngày 8/10/2010 sửa đổi Phụ lục II và III Quy định EC số 396 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban liên quan đến mức dư lượng tối đa đối với acequinocyl, bentazone, carbendazim, cyfluthrin, fenamidone, fenazaquin, flonicamid, flutriafol, imidacloprid, ioxynil, metconazole, prothioconazole, tebufenozide và thiophanate-methyl trong một số sản phẩm nhất định.

jj)    Quy định số 878/2010 ngày 6/10/2010 sửa đổi Phụ lục I của Quy định EC số 669/2009 thực hiện Quy định EC số 882/2004 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban liên quan đến việc tăng mức độ kiểm soát chính thức đối với một số thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nhất định không có nguồn gốc động vật.

kk)  Quy định số 956/2010 ngày 22/10/2010 sửa đổi Phụ lục X tại Quy định EC số 999/2001 của Nghị viện châu Âu và Uỷ ban liên quan đến danh mục các kiểm tra nhanh (rapid tests).

(Theo Văn phòng quốc gia SPS Việt Nam)

Bạn đang đọc bài viết Thú Y tại chuyên mục SPS - Liên Minh Châu Âu (EU) của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Chính sách thuế quan mới của Mỹ từ 2/4/2025: Những điểm cần quan tâm

 |  10:10 03/04/2025

(vasep.com.vn) Ngày 2/4/2025 (rạng sáng 3/4/2025 giờ Việt Nam), Tổng thống Trump đã công bố sắc lệnh áp dụng thuế đối ứng với 180 nền kinh tế. Mục đích là nhằm giải quyết thâm hụt thương mại lớn, bảo vệ an ninh kinh tế và quốc gia, đồng thời tái thiết ngành sản xuất trong nước. Một mức thuế 10% sẽ được áp dụng chung cho tất cả các quốc gia từ ngày 5/4/2025. Các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức thuế đối ứng cao hơn, có hiệu lực từ ngày 9/4/2025. Việt Nam chịu mức thuế 46%, cao hơn nhiều nước XK thủy sản cạnh tranh khác như Thái Lan (36%), Ấn Độ (26%), Indonesia (32%), Ecuador (10%)…

Công nghệ mới định hình ngành nuôi trồng và chế biến tôm

 |  08:28 03/04/2025

(vasep.com.vn) Ngành nuôi trồng và chế biến tôm đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự ứng dụng của công nghệ hiện đại. Những đổi mới này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, và hướng đến một ngành công nghiệp bền vững hơn. Trong bối cảnh nhu cầu tôm toàn cầu ngày càng gia tăng, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển lâu dài của ngành.

Nga hướng tới hạn ngạch cá lớn hơn sau khi ký thỏa thuận mới với Morocco

 |  08:26 03/04/2025

(vasep.com.vn) Nga đã ký kết một thỏa thuận đánh bắt cá mới có thời hạn bốn năm với Morocco, thay thế cho thỏa thuận trước đó đã hết hạn vào cuối năm 2024.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

 |  08:23 03/04/2025

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

 |  08:22 03/04/2025

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Cá “SWAI” vào WALMART (phần 3): 5 tiêu chuẩn đánh giá của Walmart

 |  10:04 02/04/2025

Bán hàng vào Walmart là mục tiêu của nhiều DN, tuy có nhiều thách thức, nhưng thật sự không quá khó đối với những DN lớn, vì các DN này đã thường xuyên thực hiện các qui định về quản lý sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm, và cũng đã có sẵn các chứng nhận quốc tế cần thiết. Hiện tại, trong tổng số trên 400 DN cá tra, chỉ có 6 DN cung cấp cá Tra vào thị trường Mỹ và cho Walmart do có mức thuế CBPG thấp nhất (0% - 0,18 USD/kg).

Cá “SWAI” vào WALMART (phần 1)

 |  09:33 02/04/2025

Để bán được hàng thủy sản với số lượng lớn vào thị trường Mỹ là một thách thức đối với các DN. Một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất của Hoa Kỳ là Waltmart. Từ những năm 2012, qua các nhà cung cấp trung gian, Walmart đã bắt đầu nhập một số sản phẩm thủy hải sản từ Việt Nam, như cá Tra fillet, tôm đông lạnh, để phân phối cho hệ thống cửa hàng bán lẻ của họ.

Thị trường cá ngừ châu Âu: Biến động giá tháng 3/2025

 |  08:55 02/04/2025

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ trên thị trường Châu Âu dao động dựa trên nhiều yếu tố bao gồm sản lượng khai thác, nhu cầu thị trường, các biện pháp quản lý, thuế quan và yếu tố kinh tế vĩ mô. Dưới đây là giá tham khảo của một số loài cá ngừ được tiêu thụ chính tại Châu Âu:

Australia bắt giữ và phá huỷ 2 tàu đánh bắt trái phép

 |  08:44 02/04/2025

(vasep.com.vn) Lấy cảm hứng từ chiến thuật của cựu bộ trưởng thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti, Lực lượng Biên phòng Australia (ABF) đã tịch thu và đốt 02 tàu đánh cá nước ngoài bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển Lãnh thổ phía Bắc. Đây là động thái mới nhất trong một loạt các lệnh cấm nhằm cắt đứt dòng người di cư bất hợp pháp và cấm cửa các tàu đánh cá bất hợp pháp của Indonesia tại khu vực xa xôi này, nơi có ít người sinh sống và sự hiện diện hạn chế của chính phủ.

IDI đặt mục tiêu doanh thu 8.000 tỷ đồng, đẩy mạnh mở rộng thị trường

 |  08:39 02/04/2025

Theo báo cáo HĐQT, năm 2024 IDI duy trì được khách hàng truyền thống và mở rộng sang các thị trường tiềm năng, đặc biệt là Mỹ nhờ mức thuế chống bán phá giá được giảm đáng kể.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP