Trách nhiệm liên quan đến thú y và an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ thuộc sự quản lý của hai cơ quan Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Bộ Y tế và Dịch vụ dân sinh (HHS). Hai cơ quan thuộc USDA quản lý an toàn thực phẩm và thú y bao gồm FSIS và APHIS. Cơ quan thuộc HHS quản lý về thực phẩm và dược phẩm là Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA):
- FSIS là cơ quan đầu tiên có trách nhiệm quy định an toàn và dán nhãn của hầu hết các sản phẩm thịt theo Luật Thanh tra sản phẩm thịt Liên Bang (FMIA). FSIS thanh tra các cơ sở giết mổ động vật có sừng và các sản phẩm thịt để đảm bảo an toàn thực phẩm. Bất cứ một nhà máy chế biến nào tại Hoa Kỳ mà vận chuyển thịt qua các bang hoặc xuất khẩu đều phải tuân thủ các yêu cầu của FSIS. Thêm vào đó, để giám sát việc sản xuất thịt có mục đích thương mại tại Hoa Kỳ, FSIS thanh tra và cấp chứng chỉ cho các nhà máy nước ngoài mà được phép xuất khẩu vào Hoa Kỳ. FSIS cũng thanh tra cả các sản phẩm thực phẩm trong nước và nhập khẩu đối với dự lượng thuốc thú y. Văn phòng Codex của Hoa Kỳ được đặt tại FSIS.
- APHIS có trách nhiệm đối với thú y và phúc lợi động vật. Nếu một con vật bị nhiễm bệnh, ví dụ Bệnh bò điên hoặc lở mồm long móng, được phát hiện, APHIS sẽ thực hiện một thủ tục khẩn cấp để nhằm quản lý nhanh hoặc loại trừ dịch bệnh. APHIS có trách nhiệm tiến hành các điều tra giám sát dịch bệnh. Liên quan đến thương mại quốc tế, APHIS xây dựng và đưa ra các tiêu chuẩn dựa trên cơ sở khoa học với các đối tác thương mại và làm việc với các tổ chức quốc tế như OIE, Nông lương liên hiệp quốc (FAO). FDA có trách nhiệm đánh giá việc sử dụng các loại thuốc trong chăn nuôi để đảm bảo an toàn đối với môi trường và người tiêu dùng đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật.
- FDA có trách nhiệm đảm bảo rằng dư lượng bất cứ một chất hoặc loại thuốc nào mà còn trong thực phẩm đều không gây hại đối với người tiêu dùng. Mức dư lượng thuốc thú y được thiết lập bởi FDA. FDA thực hiện các quy định về cấm sử dụng hầu hết các protein động vật trong thức ăn chăn nuôi nhằm đối phó với quan ngại về bệnh bò điên. Theo quy định của FMIA, FDA có thẩm quyền thu hồi thịt ngoài các nhà máy được USDA thanh tra nếu các sản phẩm đó có bằng chứng vi phạm về quy định hoặc nhãn mác.
Các quy định cơ bản của Hoa Kỳ bao gồm:
1. Luật số 7. Nông nghiệp,
a. Chương 54. Vận chuyển, buôn bán, và quản lý một số động vật nhất định
b. Chương 15. Cục Chăn nuôi
c. Chương 40. Kiểm soát halogenton glomeratus
d. Chương 48. Phương pháp nhân đạo trong giết mổ động vật
e. Chương 6. Thuốc diệt côn trung và Kiểm soát thuốc trừ sâu có tác động môi trường
2. Animal Enterprice Protection Act 1992
3. Thoả thuận giữa EC và Hoa Kỳ về các biện pháp vệ sinh nhằm bảo vệ y tế cộng đồng và thú y trong thương mại động vật sống và các sản phẩm động thực vật.
4. Luật về kiểm soát các bệnh động vật 1990
5. Luật về Thực phẩm và Dược phẩm
(vasep.com.vn) Thị trường tôm châu Âu trong tháng 3/2025 ghi nhận xu hướng nhu cầu chậm, nhưng dự kiến sẽ có sự khởi sắc khi kỳ nghỉ lễ Phục Sinh đến gần và thời tiết mùa xuân cải thiện. Trong bối cảnh đó, giá các loại tôm trên thị trường có xu hướng ổn định hoặc biến động nhẹ.
(vasep.com.vn) Các nhà sản xuất surimi cá minh thái của Hoa Kỳ đang phải vật lộn để có được mức giá cao hơn cho loại surimi chất lượng thấp hơn bán sang châu Âu, sau khi đã tăng giá cho loại surimi chất lượng cao bán sang Nhật Bản trong mùa A.
(vasep.com.vn) European Ocean Days 2025, diễn ra từ ngày 3-7/3/2025 tại Brussels, đã tập hợp hơn 1.800 nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, lãnh đạo ngành và đại diện thanh niên để thảo luận về bảo vệ hệ sinh thái biển và thúc đẩy nền kinh tế xanh.
(vasep.com.vn) Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã cảnh báo trợ cấp của chính phủ có nguy cơ thúc đẩy tình trạng đánh bắt quá mức, kêu gọi tài trợ có mục tiêu để tăng cường quản lý nghề cá.
Thực tế, cảng cá là nơi tháo gỡ vướng mắc về chống khai thác IUU, nhưng không thể khoán hết trách nhiệm cho nơi này. Do đó, nhiều tỉnh, thành miền Trung đã huy động tổng lực cấp ủy, chính quyền cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ của bộ đội biên phòng để giải quyết từng việc cụ thể, tạo môi trường đánh bắt thủy sản bền vững hơn.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh và đổi mới không ngừng, việc tái khẳng định giá trị thương hiệu trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Bộ nhận diện thương hiệu mới của Vietfish 2025 ra mắt với chủ đề “KẾT NỐI CHÂU Á VỚI THẾ GIỚI”, hứa hẹn mang đến một diện mạo hoàn toàn mới, thể hiện sự tự tin và khát vọng vươn tới đỉnh cao của đổi mới sáng tạo.
Xã Quảng Phú (Lương Tài) thuộc tỉnh Bắc Ninh có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản với khoảng 50 ha diện tích mặt nước. Trước đây, người dân chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống nhưng gặp khó khăn do giá bán thấp, thị trường tiêu thụ hạn chế. Từ năm 2023, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh, nhiều hộ dân chuyển sang nuôi cá rô phi theo chuỗi liên kết, phục vụ chế biến, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(vasep.com.vn) Giá bột cá Peru đã ổn định ở mức khoảng 1.700 USD/tấn đối với loại bột cá siêu hảo hạng sau một tuần giao dịch thận trọng, vì những người tham gia ngành đang theo dõi tình hình đại dương có thể ảnh hưởng đến sinh khối cá cơm của nước này.
(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Biển đã sửa đổi quy trình phản đối của mình, thu hẹp tiêu chí đủ điều kiện và nhờ một bên thứ ba độc lập điều tra các phản đối.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn