Nuôi tôm siêu thâm canh “lên ngôi”

Nguyên liệu 16:22 12/10/2017
Gần đây, tại “thủ phủ ngành tôm” ĐBSCL phát triển mạnh mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, áp dụng công nghệ cao. Điều này mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực nuôi tôm và dần hình thành chuỗi liên kết, góp phần đưa ngành tôm xuất khẩu đạt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2020 như Chính phủ đặt ra.

Kiểm soát được môi trường, dịch bệnh

Trước đây, mô hình nuôi tôm công nghiệp (ao đất) rất phổ biến và phát triển mạnh tại ĐBSCL. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài, mô hình này đã bộc lộ những hạn chế như phụ thuộc nhiều yếu tố thời tiết, dịch bệnh, rủi ro cao…

Ghi nhận thực tế của tại nhiều vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… cho thấy tình trạng “treo ao” diễn ra khắp nơi. Có người đã nhiều năm gắn bó với nghề này, nay đành phải “gác kiếm” vì không còn vốn để tái đầu tư, sổ đỏ cũng đã cầm cố tại ngân hàng. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có khoảng 9.610ha nuôi tôm công nghiệp; trong đó, diện tích đang thả nuôi chiếm không quá 50%, còn lại thường xuyên “treo ao” hoặc chuyển sang đối tượng nuôi khác. Tương tự, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre… cũng vậy.

Trong khi đó, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, áp dụng công nghệ cao lại phát triển mạnh. Điển hình như mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính của Tập đoàn Việt - Úc. Từ khi triển khai tại xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) vào năm 2015, đến nay, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh với công nghệ tiên tiến phát triển mạnh tại vùng thủ phủ tôm ĐBSCL như quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng của Tập đoàn CP Việt Nam, mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh 2 giai đoạn (áp dụng công nghệ Biofloc) của Công ty TNHH SX-TM Trúc Anh (tỉnh Bạc Liêu). Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại MTV Việt Mỹ (tỉnh Cà Mau), sau nhiều năm nghiên cứu cũng đưa ra quy trình nuôi tôm “tuần hoàn nước khép kín”…

Các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trên được Bộ NN-PTNT đánh giá cao vì đã góp phần đưa ngành nuôi tôm nước ta bắt kịp với công nghệ nuôi hiện đại trong khu vực, kiểm soát được môi trường, nguồn nước, dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm; giảm thiểu rủi ro, cung ứng nguồn nguyên liệu sạch; truy xuất nguồn gốc từ tôm bố mẹ, giống, thức ăn…

Hình thành chuỗi liên kết

Qua thực tế cho thấy, lực cản hiện nay của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đòi hỏi người nuôi phải có trình độ kỹ thuật cao, lượng điện tiêu thụ nhiều, chi phí đầu tư ban đầu lớn… nên nông dân khó tiếp cận. Do đó, để phát triển rộng mô hình này đã có một số doanh nghiệp liên kết với nông dân để chia sẻ công nghệ nuôi tôm. Hiện ở tỉnh Cà Mau, Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại MTV Việt Mỹ đã tiên phong liên kết với nhiều nông dân triển khai mô hình nuôi tôm siêu thâm canh theo quy trình “tuần hoàn nước khép kín” (nước trước khi lấy vào ao nuôi đã được xử lý vi sinh đạt các thông số kỹ thuật. Sau khi thu hoạch, nguồn nước được đưa trở ra hệ thống ao lắng, ao lọc và xử lý triệt để rồi mới đưa trở lại vào ao cấp, ao nuôi). Tùy theo điều kiện của người nuôi mà công ty liên kết đầu vào một phần hoặc toàn phần, từ vật tư trang bị ao nuôi, vi sinh xử lý nước, con giống, thức ăn, kể cả việc thu mua tôm nguyên liệu khi thu hoạch…

UBND tỉnh Bạc Liêu đánh giá, đối với mô hình nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh thì tổng doanh thu đạt 710 triệu đồng/ha, tổng chi phí 378 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân 332 triệu đồng/ha; giá thành sản xuất bình quân 106.000 đồng/kg, tỷ lệ có lãi khoảng 30%, hòa vốn 40%, lỗ vốn 30%. Còn với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh sẽ có tổng doanh thu 2,7 tỷ đồng/ha/vụ, tổng chi phí khoảng 2,1 tỷ đồng/ha/vụ, lợi nhuận bình quân 600 triệu đồng/ha/vụ, giá thành sản xuất bình quân 70.000 đồng/kg.

Là một trong những hộ liên kết với Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại MTV Việt Mỹ, ông Nguyễn Văn Dững (xã Hòa Tân, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) chia sẻ: “Tôi đã nuôi tôm công nghiệp được 8 năm. Tuy nhiên, nuôi theo mô hình này thất bát nhiều hơn trúng mùa nên phải “treo ao”, gia cảnh lâm nợ. Sau đó được Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại MTV Việt Mỹ liên kết đầu tư theo hình thức toàn phần. Nhờ nuôi theo quy trình “tuần hoàn nước khép kín” nên đạt chỉ số an toàn cao vì kiểm soát được nguồn nước, ô nhiễm và dịch bệnh. Hiện có nhiều hộ dân khác đã liên kết nuôi theo mô hình này. Riêng tôi thấy “dễ thở” trở lại sau nhiều năm nuôi tôm công nghiệp thất bại”.

Khi đánh giá mô hình liên kết nuôi tôm siêu thâm canh, trong các cuộc họp gần đây, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, kết luận: “Tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát huy ưu điểm, hỗ trợ khắc phục hạn chế của mô hình liên kết đang được doanh nghiệp triển khai thực hiện như các công ty Việt Mỹ, Thanh Đoàn, Chánh Diện… để tiếp tục nhân rộng, đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và điều kiện thực tế sản xuất của người dân”. Ông Hải cũng yêu cầu các cơ quan chức năng vận động các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng tôm giống, thức ăn, vật tư phục vụ nuôi tôm có uy tín; người nuôi và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sản xuất tham gia xây dựng các mô hình liên kết chuỗi trong ngành tôm.

(Theo SGGP)

Bạn đang đọc bài viết Nuôi tôm siêu thâm canh “lên ngôi” tại chuyên mục Nguyên liệu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC