Nhật Bản tăng nhập khẩu tôm đông lạnh

Xuất nhập khẩu 08:04 19/10/2016 714
(vasep.com.vn) Sau khi giảm 17,9% giá trị NK tôm trong năm 2015 so với năm 2014, nhu cầu NK tôm của Nhật Bản đầu năm 2016 đã khả quan hơn. Tổng NK tôm vào Nhật Bản 8 tháng đầu năm nay tăng cả về khối lượng và giá trị lần lượt 4,6% và 0,8% với 132.198 tấn, trị giá 1,4 tỷ USD.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), Việt Nam vẫn là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm trên 23% tổng giá trị NK tôm vào nước này. Thái Lan đứng thứ hai chiếm 17,8%, tiếp đó Indonesia với 15,7% và Ấn Độ với 13,5%. Vị trí các nước cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản không thay đổi từ năm 2015. Tuy nhiên, Nhật Bản có xu hướng tăng NK tôm từ Ấn Độ và Argentina do lợi thế giá rẻ và nguồn cung ổn định trong khi giảm NK từ Việt Nam và Indonesia do giá cao hơn.

Việt Nam – nguồn cung số 1 tôm đông lạnh cho Nhật Bản

Tôm đông lạnh (chủ yếu là tôm chân trắng và tôm sú) chiếm 90% tổng tôm tiêu thụ ở Nhật Bản. Tôm đông lạnh là thành phần chính trong các món truyền thống đặc trưng ở Nhật Bản như sushi và tempura (tôm tẩm bột chiên). Nhật Bản chủ yếu NK tôm đông lạnh từ các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam và Indonesia.

Năm tháng đầu năm nay, Indonesia là nhà cung cấp tôm nước ấm đông lạnh lớn nhất cho Nhật Bản, tiếp đó là Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên, về tốc độ tăng trưởng XK mặt hàng này sang Nhật Bản 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam tăng mạnh hơn Indonesia.

Giá NK trung bình 5 tháng đầu năm 2016  giảm so với cùng kỳ 2 năm trước đó. Nhật Bản là thị trường nhạy cảm về giá. Do giá giảm nên khối lượng NK tôm nước ấm đông lạnh 5 tháng đầu năm nay tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 1/2016, giá NK trung bình còn ở dưới 10 USD/kg, từ tháng 2 đến tháng 5 năm nay, giá luôn duy trì trên 10 USD/kg.

Theo ITC, tôm nước ấm đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến không đóng túi kín khí (HS 160521) là 2 sản phẩm chính NK vào Nhật Bản lần lượt chiếm 64% và 28% tổng NK tôm vào nước này. Tám tháng đầu năm nay, NK tôm nước ấm đông lạnh (HS 030617) tăng 2,8% trong khi tôm chế biến (HS 160521) giảm 4,4%.

Việt Nam dẫn đầu về cung cấp mặt hàng này cho Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm nay với 22,3%. Tiếp đó là Ấn Độ và Indonesia với lần lượt 20,3% và 20,1%. Thái Lan chỉ chiếm thị phần nhỏ 8% về cung cấp mặt hàng này cho Nhật Bản.

Tôm Việt Nam XK sang Nhật tăng 3,2% trong tháng 8

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, sau khi sụt giảm liên tục từ đầu năm, XK Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 8/2016 đã tăng 3,2% so với tháng 8/2015 và tăng 12,7% so với tháng 7/2016.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã điều chỉnh kế hoạch kiểm tra một số chỉ tiêu kháng sinh trên tôm NK từ Việt Nam. Theo đó, từ ngày 13/9/2016, tần suất lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu Chloramphenicol đối với lô hàng tôm và sản phẩm tôm Việt Nam đã giảm từ 100% xuống còn 30%, do trong thời gian qua trên các lô tôm Việt Nam không phát hiện chỉ tiêu này.

Thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh Ấn Độ XK sang Mỹ đã được giảm xuống 2,2%; thông tin này có thể khiến tôm Ấn Độ tăng thị phần ở Mỹ và giảm thị phần ở Nhật Bản.

Do các yếu tố trên, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản những tháng cuối năm nay dự báo sẽ tăng nhẹ.

Top các nguồn cung tôm chính cho Nhật Bản (Nguồn: ITC)

Nguồn cung

KL (tấn)

GT (nghìn USD)

T1-T8/2015

T1-T8/2016

Tăng, giảm (%)

T1-T8/2015

T1-T8/2016

Tăng, giảm (%)

TG

126.352

132.198

4,6

1.371.420

1.382.005

0,8

Việt Nam

30.080

29.190

-3,0

353.097

320.207

-9,3

Ấn Độ

15.561

19.719

26,7

153.739

186.693

21,4

Thái Lan

22.910

23.059

0,6

244.014

246.561

1,0

Indonesia

21.148

20.242

-4,3

240.011

217.239

-9,5

Argentina

6.247

8.187

31,1

60.579

71.440

17,9

Trung Quốc

9.057

9.333

3,0

79.263

79.312

0,1

Bạn đang đọc bài viết Nhật Bản tăng nhập khẩu tôm đông lạnh tại chuyên mục Xuất nhập khẩu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hàn Quốc: Nhập khẩu 4.000 tấn thủy sản có liên quan đến lao động cưỡng bức từ Trung Quốc

 |  09:00 22/07/2024

Chosun Daily, đơn vị theo dõi hoạt động của Dự án Đại dương ngoài vòng pháp luật về việc truy tìm hải sản được sản xuất tại Trung Quốc bằng lao động cưỡng bức, tuyên bố đã phát hiện tới 4.000 tấn hàng nhập khẩu như vậy tại Hàn Quốc.

Hợp chất gốc dừa đang cho thấy triển vọng lớn đối với cá hồi và tôm

 |  08:58 22/07/2024

(vasep.com.vn) Các thử nghiệm gần đây chứng minh rằng một loại prebiotic mới do GreenSage Prebiotics phát triển có thể cải thiện đáng kể FCR và tỷ lệ sống sót ở tôm và cá hồi nuôi, mở đường cho việc tung ra thị trường.

Mỹ: Xây dựng trung tâm nhân giống hàu mới

 |  08:56 22/07/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Nghề cá của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xây dựng một trung tâm nhân giống hàu mới tại Milford, tiểu bang Connecticut, Mỹ nhằm cải thiện hoạt động nhân giống hàu tại quốc gia này.

Vụ B cá minh thái Alaska khởi đầu với sản lượng PBO tăng

 |  08:54 22/07/2024

(vasep.com.vn) Vụ B cá minh thái Alaska của Mỹ khởi đầu chậm chạp, với sản lượng phi lê cá rút xương (PBO) tăng 42% và sản lượng surimi giảm 18% tính đến ngày 29/06/2024.

Đến năm 2030 cả nước sẽ có 173 cảng cá, tổng công suất bốc dỡ gần 3 triệu tấn hải sản

 |  08:46 22/07/2024

Quy hoạch đến năm 2030, toàn quốc có 39 cảng cá loại 1; 80 cảng cá loại 2 và 54 cảng cá loại 3, đáp ứng bốc dỡ tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 2,983 triệu tấn/năm…

Thủ tướng: Cần phát huy ngoại giao kinh tế

 |  08:43 22/07/2024

(vasep.com.vn) Chiều ngày 18/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC