Mỹ: NK tôm từ Việt Nam tăng, từ các nước châu Á khác giảm

Xuất nhập khẩu 08:04 25/07/2016 714
(vasep.com.vn) XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 5/2016 đạt 49,5 triệu USD; tăng 2,5% so với tháng 5/2015. Nhờ tăng trưởng mạnh trong các tháng đầu năm, XK Việt Nam sang thị trường này 5 tháng đầu năm nay đạt 249,3 triệu USD; tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

So với từng tháng của năm 2015, XK trong tháng 2 đạt mức tăng trưởng cao nhất 52,3%. XK trong tháng 3, 4 và 5 tăng trưởng chậm lại trong đó XK trong tháng 4 đạt thấp nhất 0,5%.

Năm tháng đầu năm nay, giá trung bình NK tôm vào Mỹ đạt 9 USD/kg, giảm so với mức 9,9 USD/kg của cùng kỳ năm 2015. Cụ thể, giá tôm bóc vỏ, bỏ gân cỡ trung bình (cỡ phổ biến trên nhiều thực đơn) tại thị trường Mỹ giảm xuống còn 9,4 USD/kg; giảm mạnh từ mức 15,5 USD/kg năm 2013 khi nguồn cung sụt giảm sau dịch bệnh. Giá tôm hiện tại rất lý tưởng cho các chuỗi cửa hàng của Mỹ mua để tích trữ và chuẩn bị cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng cuối năm nay.

Kinh tế Mỹ khá hơn, đồng USD tăng giá khiến người dân chi tiêu thoải mái hơn. Bên cạnh đó, tồn kho giảm cũng khiến nhu cầu NK tôm của Mỹ ấm lên.

Những tháng đầu năm 2015, Mỹ có xu hướng NK nhiều tôm sú hơn. Năm tháng đầu năm 2015, tỷ trọng tôm sú Việt Nam XK sang Mỹ đạt 24% và tôm chân trắng đạt 69% trong khi 5 tháng đầu năm nay, tỷ trọng tôm sú tăng thêm 3% đạt 27% và tôm chân trắng tăng 1% lên 70%. Trong giai đoạn này, trong số các sản phẩm tôm XK sang Mỹ, tôm sú chế biến (mã HS 16) tăng mạnh nhất trên 164% so với 5 tháng đầu năm 2015. Giá một số mặt hàng tôm sú Việt Nam tại thị trường Mỹ tính tới 1/7/2016 cũng cạnh tranh hơn so với tôm cùng loại của Indonesia, Ấn Độ và Malaysia. Cụ thể, tôm sú Việt Nam cỡ 16/20 có giá 6,25 USD/pao trong khi tôm sú cùng loại của Ấn Độ và Malaysia có giá 6,60 USD/pao; tôm sú Việt Nam cỡ U-15 có giá 8,30 trong khi của Indonesia có giá 8,50 USD/pao.

Tính tới tháng 5/2016, NK tôm vào Mỹ đạt 218.480 tấn, trị giá gần 2 tỷ USD; giảm 1% về khối lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Indonesia là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ, chiếm 22,3% tổng giá trị NK tôm vào Mỹ. Tiếp đó là Ấn Độ và Thái Lan lần lượt chiếm 20,9% và 13%. Việt Nam đứng ở vị trí thứ tư, chiếm thị phần 12,4%.

Trong top 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, duy nhất Việt Nam tăng cả khối lượng và giá trị XK tôm sang Mỹ lần lượt là 13% và 2%. Thái Lan tăng 8% khối lượng tôm cung cấp cho Mỹ trong khi khối lượng tôm từ Ấn Độ xuất sang Mỹ không đổi so với cùng kỳ năm 2015. Đáng chú ý, XK tôm từ Ecuador sang Mỹ giảm nhiều nhất trong top 5 nguồn cung cho Mỹ. Mỹ có xu hướng giảm NK từ Ecuador và tăng NK từ các nguồn cung châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc vì các nước này có thể đáp ứng nhu cầu tôm xiên que cho Mỹ với giá phải chăng. Trong khi Ecuador tăng mạnh XK tôm sang Trung Quốc vì nhu cầu cao và thuế NK thấp.

Thái Lan cũng đang có kế hoạch tăng cường XK sang Mỹ do phải đối mặt với nhiều rào cản khi xuất sang thị trường EU.

Top 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, T1-T5/2016 (GT: nghìn USD, KL: tấn)

Nguồn cung

2015

T1-T5/2015

T1-T5/2016

Tăng, giảm (%)

GT

KL

GT

KL

GT

KL

Giá NK TB (USD/kg)

GT

KL

Tổng TG

5.460.271

587.507

2.200.953

220.418

1.982.174

218.480

9

-10

-1

Indonesia

1.100.983

114.494

508.528

49.212

442.253

47.529

9

-13

-3

Ấn Độ

1.284.690

135.650

444.359

43.600

415.556

43.817

9

-6

--

Thái Lan

755.512

73.883

285.600

25.778

261.526

27.810

9

-8

8

Việt Nam

663.730

60.893

241.120

20.230

246.437

22.925

11

2

13

Ecuador

635.370

85.744

282.211

36.558

228.982

30.253

8

-19

-17

TIN MỚI CẬP NHẬT

Cameroon trấn áp nạn đánh bắt bất hợp pháp dưới áp lực của EU

 |  10:51 22/07/2024

(vasep.com.vn) Cameroon đã tăng cường cuộc chiến chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Nước này đã thông qua luật điều chỉnh trợ cấp trong lĩnh vực đánh bắt hải sản trên biển. Luật này được Quốc hội thông qua vào ngày 21/6 và Thượng viện vào ngày 6/7, cho phép Tổng thống phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi của Hiệp định Marrakech của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO). Bản sửa đổi này đặc biệt bao gồm Hiệp định về Trợ cấp Nghề cá ngày 17/6/2022 trong Phụ lục 1A, nhằm hạn chế các khoản trợ cấp góp phần đánh bắt quá mức và đe dọa tính bền vững của tài nguyên biển.

Nga tăng mạnh xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

 |  09:00 22/07/2024

(vasep.com.vn) Tính đến cuối năm 2023, các nhà XK Nga đã xuất tổng cộng 1,29 triệu tấn thủy sản sang Trung Quốc. Kết quả đạt được ghi nhận là mức cao kỷ lục.

Na Uy: Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm giảm mạnh

 |  08:57 22/07/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC), giá trị xuất khẩu hải sản trong tháng 6/2024 giảm đáng kể, chỉ đạt 12,1 tỷ NOK (1,14 tỷ USD), giảm 18% (tương đương 2,7 tỷ NOK) so với cùng kỳ năm trước. NSC cho biết, đây là mức giảm lớn nhất trong một tháng từ trước đến nay. Điều này đã khiến giá trị xuất khẩu hải sản trong nửa đầu năm 2024 của Na Uy giảm mạnh, với tổng giá trị xuất khẩu đạt 80,6 tỷ NOK (7,6 tỷ USD), giảm 2%, tương đương 1,6 tỷ NOK (151 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2023.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ muốn đưa Đạo luật FISH vào dự luật chi tiêu quân sự

 |  08:55 22/07/2024

(vasep.com.vn) Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Dan Sullivan (Đảng Cộng hòa-Alaska) đã đưa ra một sửa đổi để đưa Đạo luật Chống khai thác hải sản bất hợp pháp của nước ngoài (FISH) vào dự luật tài trợ hàng năm cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

 |  08:52 22/07/2024

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Bộ Công Thương: 6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao

 |  08:44 22/07/2024

Bộ Công Thương đề nghị các Hiệp hội và doanh nghiệp phối hợp triển khai 06 giải pháp để thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao.

Chính phủ giao các Bộ giải quyết sớm 3 kiến nghị của VASEP

 |  10:07 20/07/2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của VASEP, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024

 |  14:05 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6/2024, kim ngạch XK cá tra đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra 6 tháng đầu năm nay đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Sysco, Trident bị yêu cầu cập nhật về cuộc điều tra nguồn lao động cưỡng bức

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) Sysco Corp., Trident Seafoods và High Liner Foods nằm trong số 13 công ty mua hải sản lớn được liên minh gồm 18 tổ chức phi chính phủ yêu cầu cung cấp thêm thông tin về các bước họ đang thực hiện để điều tra liên quan đến nguồn cung ứng từ các công ty Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức.

Báo cáo mới tuyên bố Philippines không đáp ứng được nhu cầu của người lao động đánh bắt cá di cư

 |  08:30 19/07/2024

(vasep.com.vn) Một bài viết mới của các nhà báo điều tra tại Dự án Đại dương Phi pháp (OOP) đã cảnh báo Philippines chưa làm đủ để bảo vệ số lượng lớn công dân nước này đi khắp thế giới để làm việc trong ngành đánh bắt thủy sản.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC