Một số phát sinh, bất cập trong thủ tục xin cấp giấy S/C khiến DN không có được S/C:
- DN mua cá ngừ vây vàng (Yellowfin) nhưng không xin được Giấy S/C. Lý do: Theo giải thích của BQL Cảng cá cho DN thì cá size nhỏ mới đúng là cá ngừ vây vàng thì khi đó BQL Cảng cá mới cấp giấy S/C. Cá có size lớn không phải là cá ngừ vây vàng nên cảng cá không cấp S/C. Tuy nhiên, Hiệp hội và DN cũng không tìm thấy có quy định cụ thể nào quy định việc phân biệt hay phân loại cá ngừ vây vàng theo size cỡ như này.
- DN thu mua cá theo số lượng thực tế tại cảng và xin S/C theo đúng số lượng đã mua nhưng BQL Cảng cá không cấp giấy S/C theo số lượng thực tế và chỉ cấp theo số lượng ít hơn vì cảng cá giải thích số lượng khai thác nhiều không hợp lý.
- DN thu mua cá cờ kiếm (swordfish) của tàu có giấy phép khai thác với nghề khai thác chính là nghề câu cá ngừ. Trong quá trình khai thác, ngoài cá ngừ là nguyên liệu khai thác chính thì tàu vẫn khai thác được các loại cá khác như: cá cờ kiếm, cá dũa, cá thu,… Tuy nhiên, BQL cảng cá không cấp giấy S/C cho lô cá cờ kiếm.
- Một số cảng cá ngưng cấp giấy S/C cho các lô nguyên liệu của tàu khai thác dài ngày (trên 1 tháng) – thông số qua hồ sơ. Theo các DN cho biết, thì xuất phát từ ngày 16/02/2023, Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 4 (NAFIQAD 4) có công văn số 67/TTCL4-CL gửi Tổng cục Thủy sản v/v xác thực tính phù hợp nội dung của Giấy xác nhận khai thác và nhật ký khai thác thủy sản. Trong thời gian chờ đợi & Tổng cục Thủy sản chưa có văn bản trả lời cho NAFIQAD 4 cũng như văn bản hướng dẫn chung gửi cho Sở NNPTNT (Chi cục Thủy sản và BQL cảng cá) các tỉnh nên BQL cảng cá ngưng cấp giấy S/C (Công văn 67 của TTV 4 đính kèm).
Bất cập trong thủ tục xin cấp giấy chứng thư ATTP (H/C) cho một số lô hàng hải sản khai thác XK EU:
Một số DN đang gặp vướng mắc khi không xin được giấy H/C đối với các lô hàng có nguyên liệu từ tàu khai thác dài ngày. Theo văn bản số 67/TTCL4-CL của NAFIQAD 4 gửi Tổng cục Thủy sản thì NAFIQAD 4 nghi ngại: (i) thời gian từ lúc bắt đầu khai thác đến bốc dỡ nguyên liệu khi cập cảng của tàu cá kéo dài (từ 3 đến 5 tháng) không có hoạt động chuyển tải sẽ không đảm bảo an toàn thực phẩm; (ii) thời gian trên giấy S/C và trên nhật ký khai thác có sự sai lệch nhau.
Theo phản ánh của một số DN về những trao đổi xung quanh vấn đề này như sau:
Thời gian trên giấy S/C được xác định là thời gian từ khi tàu bắt đầu rời cảng đến khi tàu về lại cảng. Còn thời gian trên NKKT là thời gian tàu bắt đầu quăng chuyến lưới khai thác đầu tiên đến thu chuyến lưới cuối cùng. Như vậy, thời gian trên giấy S/C và NKKT sẽ thường không khớp nhau (và thời gian trên S/C sẽ dài hơn trên NKKT).
Bên cạnh đó, theo đặc thù của nghề khai thác thì tàu có kích thước lớn và nghề khai thác là nghề lưới kéo thì thời gian đi biển khai thác đa phần trên 1 tháng (có khi từ 2-5 tháng) vì 1 số đặc thù có thể kể như sau:
- Tàu khai thác ở các vùng xa (khơi, lộng) nên thời gian đi dài. Khi tàu ra đến vùng khai thác, nhưng chưa có luồng cá nên tàu sẽ dành thời gian thăm dò mà chưa quăng lưới.
- Tại một số địa phương, các tàu thường đi khai thác theo nhóm/ đội. Khi đó, 1 tàu sẽ được giao đi biển trước để thăm dò vùng khai thác có luồng cá để báo các tàu khác ra sau khai thác. Khi các tàu trong đội đã khai thác xong thì tàu đó mới bắt đầu quăng lưới khai thác.
Với các đặc thù trên của nghề nên có những trường hợp thời gian trên S/C và NKKT có sự chênh lệch thời gian dài. Và dù thời gian đi biển dài nhưng tàu khai khác ở khoảng thời gian sau nên thời gian nguyên liệu bảo quản trên tàu không dài. Thêm vào đó, khi Việt Nam chưa có quy định pháp quy về thời gian khai thác biển như thế nào thì mới được xuất khẩu, thì việc đánh giá mức độ đáp ứng của lô hàng (nếu cần thiết) thì cơ quan chức năng xem xét việc sử dụng những biện pháp cụ thể để đánh giá (chỉ tiêu ATTP,…).
Với một số phát sinh-bất cập trên đang ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của các DN, và trong bối cảnh mục tiêu thực hiện tốt các quy định hiện hành về chống khai thác IUU, gỡ thẻ vàng của Chính phủ & Bộ NNPTNT, VASEP mong các cơ quan liên quan xem xét có chỉ đạo tháo gỡ các bất cập nêu trên để vừa thực hiện tốt quy định hiện hành vừa khơi thông cho chuỗi khai thác-chế biến và xuất khẩu hải sản sang EU.
(vasep.com.vn) Các nhà sản xuất surimi Ấn Độ đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trên thị trường vì giá surimi nhiệt đới vẫn giữ nguyên.
(vasep.com.vn) Nhu cầu ngày càng tăng đối với các bữa ăn nhanh đang thúc đẩy sự đổi mới trong các danh mục thủy sản đông lạnh và thủy sản bảo quản được lâu.
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 8/2024, Peru ghi nhận sụt giảm sản lượng thủy sản so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 118.000 tấn, trị giá 173,9 triệu PEN (46,2 triệu USD, giảm 57% về sản lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Quy định phải bổ sung i-ốt vào muối dùng trong chế biến thực phẩm hiện vẫn đang tiếp tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam.
Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, ngành tôm Việt Nam cần nâng cao chất lượng và giảm chi phí để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
(vasep.com.vn) Một cuộc khảo sát mới do tổ chức phi chính phủ Oceana thực hiện cho thấy 84% công dân tại Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha và Síp yêu cầu tăng cường tính minh bạch về các sản phẩm thủy sản chế biến, bao gồm cả các sản phẩm đóng hộp và đông lạnh.
(vasep.com.vn) Theo một giám đốc điều hành của Bord Bia, Hội đồng Thực phẩm Ireland, các loại thủy sản có vỏ của Ireland, chẳng hạn như cua nâu và tôm càng, đã thâm nhập vào thị trường bán lẻ và ăn uống cao cấp của Trung Quốc và đạt được doanh số bán hàng mạnh mẽ.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang Canada đạt hơn 1 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang và CTCP Thực phẩm Bích Chi đều "về đích" lợi nhuận sớm chỉ sau 9 tháng, không chỉ do sản lượng bán hàng cải thiện mà còn nhờ tỷ giá USD tăng cao.
Ngày 2/11, Sở KH-CN Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức vòng chung kết và trao giải cuộc thi 'Đổi mới sáng tạo ngành thủy sản' tỉnh năm 2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn