Khát vọng tự chủ tôm Việt

Doanh nghiệp 14:34 07/03/2018
Những ngày cuối năm 2017, thông tin Tập đoàn Việt - Úc công bố thành công chương trình tôm bố mẹ, như một làn gió mới, đánh dấu một năm mới khởi sắc cho ngành thủy sản Việt Nam.

Khát vọng

Để có được thành công, Tập đoàn Việt - Úc (có trụ sở tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) phải mất hơn 10 năm tìm kiếm khắp nơi trên thế giới về công nghệ chọn tạo giống tôm bố mẹ. Tin vui này sẽ sớm hóa giải những khó khăn, thách thức mà ngành tôm Việt Nam đang gặp phải, đó là phải nhập khẩu gần như hoàn toàn nguồn tôm bố mẹ từ Mỹ, Singapore, Thái Lan… khiến ngành tôm giống lệ thuộc nước ngoài. Mặc dù tôm bố mẹ nhập khẩu đều có chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, nhưng trên thực tế tình trạng tôm bố mẹ kém chất lượng, nhiễm bệnh vẫn khá phổ biến và rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó, giá thành nhập khẩu tôm bố mẹ rất cao và chênh lệch lớn giữa các nguồn cung cấp, dẫn tới việc các cơ sở sản xuất tôm giống không chủ động được giá bán dẫn tới giá cả tôm giống biến động liên tục, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất của người nuôi.

Theo các chuyên gia, nếu so sánh điều kiện sản xuất tôm giống chất lượng cao thì khu vực xã Vĩnh Tân (Tuy Phong), được xem là vùng đất hội đủ nhiều yếu tố, đặc biệt là nguồn nước để sản sinh con giống đạt chất lượng cao mà không phải nơi nào cũng có được…Tuy nhiên, khi các cơ sở sản xuất và ngành chức năng ra sức xây dựng thương hiệu “tôm giống Bình Thuận” với chất lượng cao để mở rộng thị trường, vốn còn rất nhiều tiềm năng này, thì các cơ sở sản xuất tôm giống nhỏ lẻ trong và ngoài tỉnh đã trà trộn giống trôi nổi, không đạt chất lượng và mạo danh thương hiệu để trục lợi. Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Việt – Úc là doanh nghiệp đầu tiên trên cả nước chọn tạo thành công giống tôm thẻ chân trắng chất lượng cao, được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống mới vào năm 2015. Tiếp nối thành công, tập đoàn này tiếp tục nghiên cứu, mở rộng sản xuất và nuôi dưỡng ước mơ tự chủ được nguồn tôm bố mẹ. 

Tập đoàn Việt – Úc nuôi dưỡng ước mơ nâng tầm tôm Việt.

Tiên phong

Để biến ước mơ thành hiện thực, cả ngành tôm Việt Nam từ các viện, trường và các doanh nghiệp đều đã vào cuộc. Tuy nhiên, việc tự chủ được con giống không phải quốc gia nào cũng làm được, kể cả các nước có ngành nuôi tôm phát triển. Hơn 5 năm nghiên cứu liên tục, tập đoàn đã hợp tác cùng Viện CSIRO (Viện Nghiên cứu nông nghiệp lớn nhất của Úc), với sự tham gia của 13 tiến sĩ và đội ngũ hơn 50 người đã ứng dụng nhiều công nghệ vượt trội, như công nghệ di truyền phân tử, di truyền số lượng… để sản xuất ra những giống bố mẹ chất lượng nhất. Mỗi con giống bố mẹ đều được gắn chíp theo dõi với một mã số và thông tin khá chi tiết (cân nặng, nguồn gốc, hệ số cận huyết). Với hệ thống lập trình và tính toán chính xác, người nghiên cứu có thể biết được con nào được và không được phép giao phối với nhau, để chọn lọc những con giống khỏe mạnh nhất. Chính vì thế, Tập đoàn Việt – Úc đã chọn được đến thế hệ G7 với tỷ lệ tăng trưởng tốt hơn thế hệ đầu tiên là 48%.

Ông Lương Thanh Văn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Việt - Úc cho biết: “Việt Nam đã chính thức tự sản xuất nguồn tôm bố mẹ riêng với công nghệ vượt trội. Để đưa được con giống chất lượng từ những đàn tôm bố mẹ vượt trội này đến với người nuôi, tập đoàn đã xây dựng các công ty giống hiện đại gần các vùng nuôi trọng điểm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Nghệ An và Quảng Ninh với tổng công suất trên 50 tỷ con giống/năm. Theo lộ trình từ nay đến năm 2020, Việt Nam có thể tự chủ hoàn toàn nguồn tôm bố mẹ, là yếu tố quan trọng để thực hiện khát vọng nâng tầm tôm Việt, để đạt mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã “đặt hàng” là kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD vào năm 2025”. 

Mỗi con tôm bố mẹ đều được gắn chip theo dõi.

Theo ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT thì những thành công của Tập đoàn Việt - Úc, nhất là trong nghiên cứu, chọn tạo con giống bố mẹ đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành tôm Việt Nam. Bởi trong chiến lược phát triển ngành thủy sản cũng như tái cơ cấu nông nghiệp, đã xác định tôm là sản phẩm chiến lược, có nhiều lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

(Theo báo Bình Thuận)

Bạn đang đọc bài viết Khát vọng tự chủ tôm Việt tại chuyên mục Doanh nghiệp của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Chính phủ giao các Bộ giải quyết sớm 3 kiến nghị của VASEP

 |  10:07 20/07/2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của VASEP, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024

 |  14:05 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6/2024, kim ngạch XK cá tra đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra 6 tháng đầu năm nay đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Sysco, Trident bị yêu cầu cập nhật về cuộc điều tra nguồn lao động cưỡng bức

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) Sysco Corp., Trident Seafoods và High Liner Foods nằm trong số 13 công ty mua hải sản lớn được liên minh gồm 18 tổ chức phi chính phủ yêu cầu cung cấp thêm thông tin về các bước họ đang thực hiện để điều tra liên quan đến nguồn cung ứng từ các công ty Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức.

Báo cáo mới tuyên bố Philippines không đáp ứng được nhu cầu của người lao động đánh bắt cá di cư

 |  08:30 19/07/2024

(vasep.com.vn) Một bài viết mới của các nhà báo điều tra tại Dự án Đại dương Phi pháp (OOP) đã cảnh báo Philippines chưa làm đủ để bảo vệ số lượng lớn công dân nước này đi khắp thế giới để làm việc trong ngành đánh bắt thủy sản.

Hội đồng Tôm Toàn cầu chưa có nguồn tài trợ cho hoạt động tiếp thị

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Gabriel Luna, một trong những người sáng lập Hội đồng Tôm Toàn cầu, đã thúc đẩy một khoản thuế bắt buộc tương tự như mô hình tài trợ được triển khai ở Na Uy.

Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chú trọng phát triển thị trường nội địa

 |  10:27 18/07/2024

Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đang mở rộng thị phần tại thị trường nội địa nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

 |  10:15 18/07/2024

(vasep.com.vn) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Ngư dân ở Newfoundland biểu tình để bảo vệ nguồn lợi cá tuyết

 |  09:08 18/07/2024

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Thủy sản Canada Diane Lebouthillier đã thông báo vào ngày 28/6 rằng lệnh cấm 32 năm đối với cá tuyết miền Bắc sẽ kết thúc trong năm nay, với hạn ngạch 18.000 tấn. Với việc quay trở lại nghề đánh cá thương mại, những người đánh cá ngoài khơi cũng được phép đánh bắt cá tuyết trở lại.

Sản lượng thức ăn nuôi tôm của Trung Quốc tăng vọt

 |  09:03 18/07/2024

(vasep.com.vn)Theo chuyên gia nuôi trồng thủy sản Jin Niu, giáo sư tại Đại học Sun Yat-Sen, sản lượng thức ăn tôm của Trung Quốc đạt 1,824 triệu tấn vào năm 2023, tăng đáng kể so với 1,656 triệu tấn của năm trước đó.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2024 có thể tăng so với 2023

 |  08:59 18/07/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ bắt đầu tăng từ tháng 5, bất chấp quy định sơ bộ về thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá áp dụng lên các quốc gia xuất khẩu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC