Gỡ nút thắt cho tôm Việt Nam

Nguyên liệu 10:20 16/01/2018
Năm 2017, XK tôm tăng mạnh về giá trị và góp phần quan trọng giúp cho XK thủy sản lần đầu tiên vượt mốc 8 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, doanh nhân ngành tôm, ngành tôm Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với những vấn đề lớn làm hạn chế tới sự phát triển bền vững.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2017, XK tôm cả nước đạt 352.290 tấn, trị giá 3,484 tỷ USD, tăng 14,5% về lượng và 22,9% về giá trị so cùng kỳ 2016. Ước tính trong cả năm 2017, XK tôm đạt khoảng 3,8 tỷ USD, gần bằng mức kỷ lục của năm 2014 (xấp xỉ 4 tỷ USD). Như vậy, tôm tiếp tục là mặt hàng thủy sản XK quan trọng nhất và có đóng góp lớn nhất vào thành tích XK ước tính đạt hơn 8,3 tỷ USD của ngành thủy sản trong năm 2017.

Tuy nhiên, còn nhiều điều phải làm để hình thành một ngành tôm bền vững, đạt giá trị gia tăng cao, mang về nhiều ngoại tệ cho đất nước. Trao đổi với NNVN, ông Trần Văn Lĩnh, TGĐ Cty Thuận Phước (Đà Nẵng), cho rằng đang có 4 “nút thắt” làm hạn chế tới sự phát triển của cả ngành tôm.

Trước hết, về con giống, đang quá phụ thuộc vào nước ngoài, khi gần 70% lượng con giống bố mẹ vẫn phải NK. Những con tôm giống bố mẹ NK từ các nước khác, vốn không được sản xuất ra để phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam. Do còn phụ thuộc nguồn giống bố mẹ NK nên giá tôm giống vẫn đang ở mức cao và không ổn định. Năm 2017, giá tôm giống tăng vọt khiến cho giá thành sản xuất tôm thương phẩm bị đội lên nhiều. Do đó, cần phải sớm chủ động được nguồn con giống bố mẹ sản xuất trong nước càng sớm càng tốt. Khi đã chủ động được nguồn giống bố mẹ, ngành tôm Việt Nam mới có thể điểu chỉnh để tạo ra được những con tôm giống thương phẩm phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thức ăn, nhu cầu nuôi thương phẩm…

Ở khâu nuôi, hiện nay, nuôi tôm vẫn chủ yếu là do nông dân thực hiện. Vì thế, dù tôm hàng hóa đã được nuôi ở nước ta từ lâu, đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi bằng công nghệ tiên tiến, nhưng nhìn chung, vẫn chưa có một ngành công nghiệp nuôi tôm thực sự ở Việt Nam. Nuôi tôm vẫn đang mang bản chất của sản xuất nông nghiệp, ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Về công nghệ nuôi, vẫn dựa chủ yếu vào các công nghệ của các công ty nước ngoài.

Sở dĩ có tình trạng trên là do đến nay vẫn chưa có một khu vực nuôi tôm hoàn toàn công nghiệp, khi mà ngay cả một số công ty dù đã tổ chức nuôi tôm, vẫn đang phải sử dụng nhiều ao nuôi phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Bởi vậy, ngành nông nghiệp và các địa phương cần sớm quy hoạch, xây dựng những cánh đồng nuôi tôm công nghiệp với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nhất là hệ thống thủy lợi riêng biệt, qua đó giúp cho người nuôi chủ động điều tiết được môi trường nước phù hợp với sự phát triển của con tôm.

Nguồn thức ăn nuôi tôm hầu như vẫn đang phụ thuộc vào các công ty có vốn nước ngoài. Mà những công ty này, lại cũng đang phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu NK. Chẳng hạn, 90% bột cá để sản xuất thức ăn cho tôm đang phải NK, do nguồn bột cá trong nước chỉ có thể làm thức ăn cho gia súc, cho cá. Đậu nành gần như 100% phụ thuộc vào NK... Điều này khiến cho giá thức ăn nuôi tôm ở Việt Nam đang cao hơn so với sản phẩm cùng loại ở các nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ…

Tất cả những yếu tố nói trên đang khiến cho nuôi tôm ở Việt Nam chưa có được sự phát triển bền vững. Trong khi ở nhiều nước nuôi tôm lớn khác, tỷ lệ nuôi thành công lên tới 70%, thì ở Việt Nam chỉ mới đạt khoảng 40%. Đó là nguyên nhân khiến cho giá thành tôm nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn so với nhiều nước nuôi lớn khác, và không đủ sức cạnh tranh với tôm nuôi từ các nước châu Á khác như Ấn Độ, Thái Lan… Bằng chứng là trong 3 năm nay, Việt Nam hầu như không thể XK tôm dạng nguyên liệu cơ bản.

Ngoài ra, việc chưa kiểm soát thật tốt khâu XK, nhất là XK tiểu ngạch cũng đang ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của cả ngành tôm. Nếu như XK chính ngạch vào các thị trường đang được kiểm soát rất tốt, thì XK tiểu ngạch lại chưa kiểm soát được. Những năm qua, thương nhân Trung Quốc đổ xô sang Việt Nam mua tôm nguyên liệu rồi đưa qua đường tiểu ngạch về Trung Quốc. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, ATTP của tôm Việt Nam. Bởi các thương nhân Trung Quốc hầu như không quan tâm tới dư lượng kháng sinh, dư lượng hóa chất… trên tôm, mà chỉ quan tâm tới màu sắc, kích cỡ con tôm. Do đó, sự xuất hiện và thu mua tôm nguyên liệu của họ một cách ồ ạt mà không quan tâm tới chất lượng, ATTP, đã làm phá vỡ những nỗ lực của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động nông dân nuôi tôm không dư lượng kháng sinh.

(Theo NNVN)

Bạn đang đọc bài viết Gỡ nút thắt cho tôm Việt Nam tại chuyên mục Nguyên liệu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC