Gian nan nghề nuôi tôm trải bạt

Nguyên liệu 09:19 27/02/2017 706
Vùng đất hoang dã, chỉ có cát trắng và vài ba cụm tràm, thuộc thôn Tân Lý 2, xã Tân Bình (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) đã sáng bừng lên hơn 6 năm nay bởi nghề nuôi tôm trải bạt. Nén kỹ bờ, làm phẳng đáy ao, các tấm bạt được dán kín mép với nhau trải ra toàn bộ đáy ao, vài ống thoát khí nối từ nền đáy lên bờ tránh hiện tượng tích tụ khí làm phồng bạt, dùng máy bơm cao áp xịt rửa, ngâm chlorine 5% chừng 3 ngày… Đó là các công đoạn cần thiết để tạo một hồ nuôi tôm lý tưởng trên bất cứ vùng đất ven biển nào chứ không riêng gì Tân Lý 2. Những người nuôi tôm ở đây đã nói với chúng tôi như vậy nhưng họ cũng nói thêm “nghề nuôi tôm trải bạt cũng lắm nỗi buồn vui, cười vui hả hê cũng có, khóc méo mặt cũng có”.

 Kiểm soát các yếu tố môi trường

Ông Lê Ngọc Thạch, một trong sáu chủ hồ nuôi tôm thẻ chân trắng lâu nhất ở vùng này, cho biết: Các khâu cơ bản là: Lắp đặt quạt khí để tăng hàm lượng oxy, tạo dòng chảy và tạo sự đồng nhất chất lượng nước, chọn cơ sở cung cấp tôm giống uy tín, chọn nhà cung cấp thức ăn tốt, duy trì độ sâu nước hồ để giữ nhiệt độ trong hồ luôn ổn định… Hầu hết những người nuôi tôm đều phải biết những điều đó nhưng kiểm soát được các yếu tố môi trường như độ pH, độ kiềm, ôxy, độ mặn của nước để duy trì các yếu tố ấy ở ngưỡng thích hợp cho tôm và có biện pháp khắc phục kịp thời khi có sự cố là điều không phải ai cũng làm được hoàn hảo, đây lại chính là kinh nghiệm quan trọng của nghề nuôi tôm.

Khi được hỏi về nguồn nước có quan trọng không, một chủ hồ giấu tên nói: “Nguồn nước quan trọng chứ nhưng ai cũng như ai thôi, kiểm tra độ mặn khi lấy nước, tránh lấy lúc thủy triều đang lên hay thủy triều phát sáng, có nhiều váng bọt… đó là điều bắt buộc ai cũng phải tuân thủ, trong nghề nuôi tôm không có tay mơ tới mức không biết điều đó”. Quả vậy, chúng tôi được biết, nguyên một dãy nối nhau 15 hồ trải bạt ở Tân Lý 2 này đều được tạo ra và sở hữu bởi những người chủ có bề dày về nghề, họ đều ở La Gi lên đây thuê đất nuôi tôm. Có người vốn liếng khấm khá nhưng cũng có người phải cầm cố sổ đỏ, sổ hồng để theo đuổi “cái nghề như nuôi con mọn này, lơ mơ làm sao được, mình lơ đễnh một chút vợ con ra đường ở ngay”.

“Đổ mồ hôi sôi nước mắt”

Một chủ hồ có vẻ vui vẻ nhất khi tiếp chúng tôi là ông Trần Văn Chi, chủ của hai hồ trải bạt với diện tích 5 sào, ông cho biết: Khoảng 4 năm đầu vui nhiều, tôm thất thoát ít, giá thu mua cao, một chủ hồ một năm thu lãi tiền tỷ là bình thường. Chừng 2 năm nay, gặp nạn tôm giống không tốt, thất thoát tới 50%, con tôm phát triển bình thường nhưng sau đó đồng loạt khựng lại, trong khi giá lại bị thương lái ép (từ 130.000 đồng/kg còn 80.000 đồng/kg) nên hầu hết là từ huề vốn đến lỗ lã.

Một sự cố nữa cũng làm cho những người chủ hồ tôm ở đây lo lắng đó là nạn nước xanh, tôm bị dính đường ruột mặc dù vẫn giữ đúng khẩu phần, hàm lượng đạm phù hợp với từng giai đoạn, lượng thức ăn vừa đủ, không thừa, không thiếu, khâu xiphong đáy định kỳ cũng duy trì đều đặn, thậm chí cả dùng chất sinh học chế phẩm làm sạch nước. Nạn hàu đóng làm thủng rách, giảm tuổi thọ của bạt trải cũng làm cho những người nuôi tôm đau đầu.

Ông Linh, một chủ hồ ở ngay ranh giới hai thôn Hiệp An và Tân Lý 2 chân thành nói với chúng tôi: “Nuôi tôm trải bạt bạc mặt thật, đổ mồ hôi sôi nước mắt thật nhưng hiệu quả kinh tế rất cao, đó là điều không ai chối cãi, nếu so với làm các việc khác trên nền cát chay như thế này thì nuôi tôm trải bạt vẫn là lựa chọn tốt nhất. Chính quyền địa phương cũng thấy chúng tôi vất vả “lên bờ xuống ruộng” trong những năm gần đây nên không nỡ đóng phụ thu hay thuế má gì, đấy là thuận lợi. Tôi biết mọi người đang ủng hộ mô hình nuôi tôm trải bạt, một hướng đi mới cho những vùng đất cằn cỗi, bạt màu, không thể trồng cây”.

Những người làm báo chúng tôi cũng nghĩ như vậy, chúc các anh ngày càng vững vàng với công việc không hề đơn giản này!

Để đánh thức một vùng đất như vậy làm sao tránh khỏi những khó khổ, nhọc nhằn, thậm chí cả những trả giá bằng nước mắt của mình, của người thân.

Báo Bình Thuận

Bạn đang đọc bài viết Gian nan nghề nuôi tôm trải bạt tại chuyên mục Nguyên liệu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC