Giải pháp giảm thiểu rủi ro nuôi tôm quảng canh

Nguyên liệu 08:25 24/02/2017 706
Hiện nay, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp đang được áp dụng rộng rãi do phù hợp với khả năng đầu tư của nhiều nông dân. Để giảm thiểu rủi ro, tăng tỉ lệ thành công cho vụ nuôi, Trung tâm Khuyến nông Phú Yên xin lưu ý một số giải pháp như sau:

Thiết kế công trình nuôi: Do đặc thù vùng sản xuất chịu ảnh hưởng bởi sự điều tiết nước của các cống đầu mối và tình trạng xâm nhập mặn đến vùng ngọt hóa và chất đất giữ nước kém. Qua khảo sát thực tế, khoảng 4 ngày mức nước trong ao nuôi mất khoảng 20cm là thời điểm thích hợp cho bơm tiếp lần sau. Do đó, khuyến cáo bà con phải gia cố bờ bao bằng cơ giới để chống thất thoát nước, mở rộng diện tích mương bao (tối thiểu 5m) tạo không gian rộng cho tôm hoạt động, mức nước mặt ao nuôi phải đạt 0,5-0,8m, độ sâu mương đạt tối thiểu 1,2m.

Chuẩn bị ao nuôi: Thông thường áp dụng các phương pháp cải tạo như sử dụng máy cày, xới đáy ao, vét bùn đáy mương bao. Sử dụng vôi CaO hoặc CaCO3 trong quá trình cải tạo, trong quá trình nuôi sử dụng định kỳ vôi CaCO3 hoặc Dolomite để ổn định các yếu tố môi trường (pH, độ kiềm...) trong ao nuôi. Lượng bón khi cải tạo 100-150kg/1.000m2. Lượng bón trong quá trình nuôi, tùy tình hình thực tế khi kiểm tra các yếu tố môi trường có thể bổ sung định kỳ 10-20kg/1.000m2. Đối với các hình thức nuôi xen canh cần tham khảo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật để sử dụng các loại thuốc, hóa chất, vi sinh hoặc phân bón cho phù hợp, tránh làm ảnh hưởng các đối tượng nuôi, trồng.

Ngoài ra, khuyến khích trồng các loại thực vật thủy sinh phù hợp với đặc điểm sinh thái của vùng, cách bố trí và mật độ che phủ của thực vật thủy sinh tùy thuộc vào đặc điểm của vuông nuôi nhưng không vượt quá 30% diện tích mặt nước. Tuyệt đối không dùng các loại hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản không rõ nguồn gốc, không ghi nhãn hàng hóa, không có chỉ dẫn về thời gian tiêu hủy, không sử dụng thuốc trừ sâu vào mục đích nuôi trồng thủy sản.

Chọn giống: Tuân thủ nguyên tắc kết hợp hai phương pháp trong chọn giống. Dùng phương pháp cảm quan và sốc formol hoặc sốc độ mặn để tuyển giống. Lấy mẫu giống đã tuyển, xét nghiệm bệnh bằng phương pháp PCR sạch bệnh trước khi thả nuôi. Có thể áp dụng phương pháp dèo tôm giống từ 15-45 ngày tuổi để thả nuôi nhằm giảm tỉ lệ hao hụt, kiểm soát được tỉ lệ sống trong quá trình nuôi.

Quản lý, chăm sóc: Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh, người nuôi cần chủ động khâu chăm sóc, quản lý ao nuôi định kỳ, thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường bằng các dụng cụ đo đã chuẩn bị sẵn ngay từ đầu vụ như pH, độ kiềm, độ mặn, khí độc, đĩa secchi… sớm phát hiện các biểu hiện khác thường, vượt ngưỡng cho phép để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, định kỳ sử dụng vi sinh 10-15 ngày/lần để phân hủy mùn bả hữu cơ nơi đáy ao nuôi, tạo môi trường thông thoáng, ổn định, thuận lợi để tôm phát triển. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi không để nước trong ao nuôi cạn hơn mức bình thường sẽ làm rong, tảo đáy phát triển quá mức làm nước bị trong khó quản lý các yếu tố môi trường. Đối với tôm nuôi cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, tỉ lệ sống, bổ sung thức ăn, lượng thức ăn từ 3-5% trọng lượng thân.

Báo Phú Yên

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC