Để con tôm bứt phá

Nguyên liệu 14:15 09/02/2017 706
Đến nay, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu của ngành thủy sản, với kim ngạch năm 2016 khoảng 3,1 tỷ USD trong tổng số 7,1 tỷ USD các mặt hàng thủy sản. Điều quan trọng hơn, tiềm năng của mặt hàng này vẫn còn rất lớn nếu có cách tiếp cận khác.

Tôm kháng bệnh thay vì sạch bệnh

Đây là kinh nghiệm của Ecuador, quốc gia nhỏ bé ở khu vực Nam Mỹ. Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Phú - công ty xuất khẩu tôm số 1 thế giới, trong một lần tham gia hội chợ Boston (Mỹ), ông tình cờ quen biết khách hàng người Ecuador biết cách giải quyết vấn đề dịch bệnh của con tôm.

Sau hội chợ, ông đến ngay đất nước này, để tìm hiểu rõ hơn cách làm của Ecuador trong vấn nạn dịch bệnh trên tôm. Tại đây, ông được biết, Ecuador đi đầu trong việc nuôi tôm công nghiệp trên thế giới từ thập niên 1990. Nhưng năm 1997, đại dịch tôm do virus Taura gây ra và lan rộng, đã làm thiệt hại nặng ngành tôm công nghiệp nước này. Đến mức, Chính phủ Ecuador đã phải cấm nuôi để tập trung giải quyết vấn đề, dẫn đến sự biến mất vị trí Ecuador trên thị trường tôm thế giới một thời gian.

Khi đó, con tôm được nuôi tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, vượt lên thay thế. Phải bước qua thập niên 2000, ngành tôm Ecuador mới được vực dậy. Năm 2016, diện tích nuôi tôm của Ecuador chỉ 170.000ha, sản lượng 500.000 tấn, thấp hơn chút ít so với sản lượng tôm Việt Nam nhưng phải nuôi với diện tích khoảng 700.000ha. Đó là do Ecuador đã nghiên cứu, lai tạo để sản xuất ra loại tôm giống kháng bệnh, thay vì mãi tìm con giống sạch bệnh mà bao lâu nay nhiều nước vẫn làm.

Chưa hết, các nhà khoa học Ecuador còn khuyến cáo, chỉ nên nuôi tôm công nghiệp với mật độ thấp (khoảng 10 - 30 con/m2), phù hợp với việc bảo vệ môi trường. Sau vài năm áp dụng, vấn đề dịch bệnh đã được giải quyết, chi phí sản xuất thấp, không lạm dụng hóa chất. Khoảng 15 năm qua, khi mà con tôm châu Á bị dịch bệnh hoành hành 4 - 5 lần thì tại Ecuador hầu như không xảy ra. Cách giải quyết của Ecuador về con tôm khiến ông Quang, với 30 năm nuôi tôm, có cái nhìn khác hẳn về cách thức tiếp cận.

Chỉ với việc áp dụng các ao nuôi thí điểm ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long với mật độ thấp, bước đầu ông Quang đã nhận được kết quả khả quan. Tôm kích cỡ 25 - 30 - 35 nhiều và chỉ 40 con đã đạt 1kg. Tôm nhỏ nhất cũng chỉ 60 con đã đạt 1kg. Điều này khó thấy ở những vụ trước. Nếu thêm giống tôm kháng bệnh, có thể năng suất còn cao hơn. Từ bài học của Ecuador, ông Quang vận động Bộ NN-PTNT thay đổi cách tiếp cận và khuyến cáo nông dân nuôi theo hướng mật độ thấp, con giống kháng bệnh. Vì dù giống sạch bệnh nhưng nếu gặp môi trường không đảm bảo, con tôm cũng không thể vượt qua.

Tôm sú - Lợi thế để bứt phá

Với diện tích hiện có, nếu sử dụng giống kháng bệnh, nuôi mật độ vừa phải và giải quyết được vấn đề môi trường thì sản lượng tôm Việt Nam có thể đạt 1 triệu tấn/năm, khi nâng năng suất lên 1,5 tấn/ha.

Với giá hiện nay khoảng 10 USD/kg tôm thẻ chân trắng, kim ngạch xuất khẩu sẽ là 10 tỷ USD. Con số có thể hơi quá kỳ vọng, ít nhất trong thời gian trước mắt, nhưng với cách tiếp cận này con tôm sẽ còn bứt phá mạnh trong tương lai. Ở đây đã có sự đồng thanh khi ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam miền Trung, một trong số ít đơn vị sản xuất tôm giống lớn nhất cả nước, đã mạnh dạn nói lên điều này với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi gặp gỡ giữa các thành viên Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao tại TPHCM vào giữa tháng 12-2016.

Nhưng Việt Nam còn một lợi thế lớn khác là con tôm sú, với giá bán cao hơn. Tôm sú từng là lợi thế của Việt Nam trước đây, khi các nước chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng do thời gian nuôi ngắn, năng suất cao hơn. Lúc đó, Bộ NN-PTNT đã khẳng định chiến lược nuôi tôm sú tại vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chỉ cho nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng ven biển miền Trung trở ra.

Nhưng khi nền kinh tế thế giới bị suy thoái, người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu và tìm đến sản phẩm cùng loại nhưng giá rẻ hơn, con tôm thẻ chân trắng nhờ đó mà có chỗ đứng vững ở các nước. Nhưng dịch bệnh, nhất là hội chứng tôm chết sớm hoành hành khắp khu vực châu Á, bao gồm Việt Nam; để có đường thoát, các doanh nghiệp vận động, cuối cùng tôm thẻ chân trắng cũng được nuôi ở ĐBSCL.

Hiện nay, diện tích tôm thẻ chân trắng chiếm tỷ lệ áp đảo, nhưng Tập đoàn Minh Phú đã trở lại nuôi tôm sú, còn Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam miền Trung bắt đầu cung ứng con giống tôm sú được lai tạo từ việc nhập khẩu con giống của Hawaii, ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ cao để tạo ra con giống tôm sú khỏe mạnh.

Theo ông Lê Văn Quang, cần tiến tới việc nghiên cứu con giống bản địa phù hợp với từng vùng miền khác nhau. Hơn nữa, dư địa con tôm tại Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng còn nhiều hơn khi biến đổi khí hậu đe dọa nhiều vùng đất. Ngay cả TS Van Halsema, đến từ Đại học Wageningen (Hà Lan), cũng cho rằng xâm nhập mặn sẽ ngày càng trầm trọng hơn ở ĐBSCL, nhưng không vì thế mà sợ hãi nếu biết khai thác tiềm năng của vùng nước lợ. Diện tích lúa sẽ giảm, nhưng đó lại là dư địa để tăng diện tích nuôi tôm. Tất nhiên, vấn đề môi trường, quy hoạch bài bản với cơ sở hạ tầng đồng bộ phải được thực hiện trước để đảm bảo sự bền vững.

Sài Gòn Giải Phóng

Bạn đang đọc bài viết Để con tôm bứt phá tại chuyên mục Nguyên liệu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC