Các thành viên của Hiệp hội thức ăn cho cá Nhật Bản, đại diện cho hầu hết các nhà máy thức ăn thủy sản ở Nhật Bản, sẽ không đáp ứng các tiêu chuẩn mới của ASC vì các thành viên của hiệp hội sử dụng phụ phẩm cá - bao gồm cả thịt vụn, cá không bán được và các sản phẩm phụ khác - được thu gom từ các nhà phân phối và bán lẻ trong quy trình sản xuất của họ.
Mặc dù việc sử dụng phụ phẩm trong thức ăn thủy sản là thân thiện với môi trường và giảm chất thải, tuân thủ theo luật pháp Nhật Bản nhưng lại có thể chứa dấu vết của cá mà ASC không chấp thuận. Bởi vì những nhà sản xuất này không phân tách và theo dõi nguồn gốc của từng loại chất thải mà họ sử dụng, nên họ sẽ không đủ điều kiện để được chứng nhận theo các quy tắc truy xuất nguồn gốc mới của ASC. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi tuyên bố rằng việc đáp ứng tiêu chuẩn mới sẽ yêu cầu xây dựng một dây chuyền sản xuất chuyên dụng, riêng biệt, điều mà họ tin là không khả thi về mặt kinh tế.
Dù việc sử dụng phụ phẩm trong thức ăn thủy sản là thân thiện với môi trường và giảm chất thải nhưng lại có thể chứa dấu vết của cá mà ASC không chấp thuận
ASC yêu cầu tất cả các thành phần biển trong thức ăn nuôi trồng thủy sản phải được đánh giá về rủi ro, tránh sản phẩm có nguồn gốc từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định, không báo cáo (IUU) hay sử dụng các loài có nguy cơ tuyệt chủng và nguy cơ bị đánh bắt bằng lao động cưỡng bức hoặc lao động trẻ em. Những rủi ro này chỉ có thể được đánh giá nếu có khả năng truy xuất nguồn gốc.
Quyết định này đã khiến Hiệp hội Thức ăn cho Cá Nhật Bản chuyển sang chứng nhận Marine Eco-Label Japan (MEL). Sáng kiến Thủy sản Bền vững Toàn cầu (GSSI) đã công nhận Tiêu chuẩn Quản lý Nuôi trồng Thủy sản của MEL phù hợp với Công cụ Điểm chuẩn Toàn cầu của GSSI, dựa trên các tiêu chí dựa trên Hướng dẫn Dán nhãn Sinh thái và Hướng dẫn Kỹ thuật về Chứng nhận Nuôi trồng Thủy sản của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO). MEL cũng đang phát triển các tiêu chuẩn chứng nhận của riêng mình đối với bột cá, dầu cá và thức ăn hỗn hợp.
Thuỳ Linh (Theo seafoodsource)
(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.
(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.
Bất cứ sự nỗ lực nào, nếu có kết quả như mong đợi đều có niềm vui trong lòng các bên tham gia. Năm nay, trong hoàn cảnh thách thức bên trong lẫn bên ngoài hết sức lớn lao, nhưng ngành thủy sản đã về đích ở tháng cuối, đạt 10 tỷ USD toàn ngành, riêng tôm chiếm 40%. Quả là một tin mừng, niềm phấn khởi cho các bên tham gia trong ngành thủy sản nước nhà.
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương tập trung nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành tôm trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.
(vasep.com.vn) Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực này sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Liên minh châu Âu đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal, viện dẫn những lo ngại về nỗ lực của quốc gia này trong việc hạn chế đánh bắt cá bất hợp pháp.
Công tác kiểm ngư, chống đánh bắt IUU (khai thác bất hợp pháp, không theo quy định) đã có những bước đi thực chất hơn. Nhờ vậy, số lượng tàu cá "3 không"(không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép) đã giảm mạnh từ hơn 17.000 chiếc năm 2023, xuống chỉ còn hơn 1.600 chiếc vào năm 2024, và tiến tới sẽ chấm dứt vào năm 2025…
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn