Kể từ ngày 5/7/2020, các cơ sở (tổ chức và cá nhân) nuôi, vận chuyển, giết mổ/chế biến, bảo quản, xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Hoa Kỳ; các cơ quan thẩm quyền liên quan đến việc kiểm soát điều kiện bảo đảm ATTP; thẩm định và chứng nhận cho lô hàng cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và phòng thử nghiệm thực hiện phân tích, kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP đối với cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chính thức thực hiện theo các nội dung đã được quy định theo quyết định này.
Kiểm soát tại công đoạn nuôi, thu hoạch
Đối với cơ sở nuôi cá da trơn cung cấp nguyên liệu
1. Đáp ứng các điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản năm 2017 và Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
2. Được cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019.
3. Cơ sở nuôi nằm trong vùng nuôi thủy sản được lấy mẫu giám sát trong Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi thực hiện theo Thông tư số 31/2015/TT-BNNPTNT ngày 06/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4. Sử dụng con giống được sản xuất từ cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện và đã được kiểm dịch theo quy định.
5. Sử dụng thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được sản xuất từ cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện. Chỉ sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học, thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018.
6. Sử dụng các loại thuốc thú y thủy sản có tên trong Danh mục được phép lưu hành sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn thuốc của cá nhân hành nghề thú y, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại Luật Thú y; Tuân thủ quy định về dư lượng hóa chất, kháng sinh, kim loại trong quá trình nuôi cá da trơn làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nêu tại Phụ lục 1 của Chương trình.
7. Cơ sở nuôi đảm bảo dụng cụ thu hoạch không là nguồn gây mất an toàn thực phẩm đối với cá da trơn.
8. Cơ sở nuôi lấy mẫu nước, kiểm tra dư lượng một số kim loại nặng, thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ định kỳ ít nhất 01 năm/lần/vùng nuôi hoặc thu thập kết quả kiểm tra chất lượng nước của Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản/Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản. Thực hiện giám sát chất lượng nước trong quá trình nuôi theo quy định của Hoa Kỳ (riêng đối với cá tra, giám sát chỉ tiêu chất lượng nước theo quy định tại Phụ lục 01 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-20:2014/BNNPTNT).
9. Cơ sở nuôi phải lưu giữ tài liệu, hồ sơ liên quan đến quá trình nuôi, thu hoạch, bán nguyên liệu để đảm bảo thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc.
Kiểm soát điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở nuôi
Cơ sở nuôi Cá da trơn cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu sang Hoa Kỳ được thẩm định, chứng nhận và giám sát điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT hoặc ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định phương thức quản lý điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
Kiểm soát tại công đoạn vận chuyển cá đến cơ sở chế biến
Yêu cầu đối với việc vận chuyển bằng tàu/ghe
- Bề mặt khoang chứa cá phải nhẵn, dễ làm sạch và không thôi nhiễm các chất độc hại vào sản phẩm.
- Các dụng cụ phục vụ việc đưa cá lên tàu/ghe, vận chuyển cá và đưa cá lên khu tiếp nhận của cơ sở chế biến phải nhẵn, không gây thương tích cơ học cho cá và được vệ sinh sạch sẽ trước và sau mỗi lần vận chuyển hoặc khi có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh.
- Quá trình vận chuyển phải bảo đảm đủ oxy để hạn chế tối đa cá bị yếu, chết trong quá trình vận chuyển. Cá chết hoặc có dấu hiệu mắc bệnh phải được loại bỏ và được chứa đựng trong thùng chứa riêng có dấu hiệu nhận diện.
Yêu cầu đối với việc vận chuyển bằng xe
- Các dụng cụ chứa cá phải nhẵn, dễ làm sạch, không gây thương tích cơ học cho cá và không được chứa các chất có thể thôi nhiễm vào sản phẩm. Dụng cụ, phương tiện vận chuyển và các dụng cụ chứa phải được vệ sinh trước và sau khi vận chuyển.
- Đối với vận chuyển cá sống: quá trình vận chuyển phải bảo đảm đủ nước, oxy để hạn chế tối đa cá bị yếu, chết trong quá trình vận chuyển. Cá chết hoặc có dấu hiệu mắc bệnh phải được loại bỏ kịp thời và được chứa đựng trong thùng chứa riêng có dấu hiệu nhận diện.
Kiểm tra chất lượng cá khi tiếp nhận tại cơ sở chế biến
- Việc kiểm tra chất lượng cá trong quá trình tiếp nhận tại cơ sở do công nhân, nhân viên quản lý chất lượng của cơ sở thực hiện.
- Mọi cá thể cá chết hoặc cá có dấu hiệu mắc bệnh phải được loại bỏ và đảm bảo không đưa vào chế biến làm thực phẩm cho người.
- Cá được loại bỏ phải được để trong thiết bị riêng biệt, có dấu hiệu nhận diện phù hợp để tránh nhầm lẫn với cá được đưa vào chế biến làm thực phẩm và cá được loại bỏ phải được xử lý phù hợp để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Hoạt động loại bỏ cá chết và cá có dấu hiệu bị bệnh phải được ghi chép đầy đủ vào hồ sơ giám sát chất lượng của cơ sở.
Kiểm soát điều kiện bảo đảm ATTP trong quá trình vận chuyển
- Việc kiểm soát điều kiện bảo đảm ATTP quá trình vận chuyển bởi phương tiện thuộc cơ sở chế biến được kiểm tra viên của Cơ quan kiểm soát thực hiện cùng với việc thẩm định, giám sát điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở chế biến.
- Phương tiện vận chuyển độc lập (tàu/ghe hoặc xe vận chuyển không thuộc cơ sở chế biến) được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT hoặc ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT theo hướng dẫn của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Yêu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu
- Được sản xuất tại cơ sở có tên trong danh sách các cơ sở được phép xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Hoa Kỳ.
- Được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc từ các cơ sở nuôi đáp ứng yêu cầu tại Mục II của Chương trình này; được kiểm soát trong quá trình sản xuất đáp ứng yêu cầu tại Mục III, IV Chương trình này.
- Đáp ứng các quy định về ghi nhãn các thông tin bắt buộc tại Mục IV.5 của Chương trình này. Các thông tin ghi nhãn khác không được sai lệch với bản chất của hàng hóa, không vi phạm pháp luật của Việt Nam và Hoa Kỳ.
- Có mức dư lượng hóa chất kháng sinh đáp ứng quy định tại Phụ lục 1 kèm theo.
- Việc ghi nhãn sản phẩm cá da trơn được thực hiện theo quy định tại Mục V.2.3 Chương trình này.
Đối với sản phẩm được sơ chế, chế biến từ các cơ sở khác nhau thì phải đáp ứng quy định tại Mục IV.2.2 Chương trình này. Các cơ sở tham gia sơ chế, chế biến, bảo quản lô hàng (bao gồm kho lạnh độc lập) có hợp đồng trong đó cam kết cùng chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp xử lý của Cơ quan kiểm soát trong trường hợp lô hàng bị cơ quan thẩm quyền Hoa Kỳ cảnh báo hoặc Cơ quan kiểm soát phát hiện vi phạm về ATTP, ghi nhãn.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn