Trung Quốc chiếm 90% thị phần xuất khẩu bột cá, Hàn Quốc chi hàng chục triệu USD mua chả cá surimi từ Việt Nam

Xuất nhập khẩu 08:44 27/12/2024
Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi ước đạt xấp xỉ 300 triệu USD và bột cá đạt 237 triệu USD. Hàn Quốc dẫn đầu về nhập khẩu chả cá surimi, còn Trung Quốc chiếm 90% thị trường xuất khẩu bột cá của Việt Nam.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi trong năm 2024 ước đạt xấp xỉ 300 triệu USD, giảm nhẹ so với năm 2023 do có sự cạnh tranh lớn từ Nga với sản phẩm surimi cá nước lạnh. Hiện nay, do dư thừa nguồn cung vì bị cấm vận, giá surimi từ Nga đang thấp hơn 20% so với sản phẩm chả cá nhiệt đới của các nước châu Á, trong đó Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ đang bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Năm 2024, các nước nhập khẩu chả cá surimi nhiều nhất từ Việt Nam lần lượt là: Hàn Quốc 71 triệu USD, Thái Lan 65 triệu USD, Trung Quốc 34 triệu USD.

Trong 5 năm qua, Việt Nam đã thu về từ 300 - 420 triệu USD mỗi năm từ xuất khẩu surimi, chiếm 4 - 5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Sản phẩm surimi của Việt Nam bao gồm cả surimi cá biển và surimi cá tra, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế.

Theo thống kê, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu chả cá và surimi đạt 303 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính của surimi Việt Nam bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc, đây đều là những thị trường có nhu cầu cao về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thủy sản.

Nguyên liệu để sản xuất surimi chủ yếu là các loài cá tạp nhỏ như cá đổng, cá mắt kiếng, cá phèn và phế liệu cá tra. Đây là những nguyên liệu phổ biến và phù hợp với ngành cá khai thác trong nước. 

Dự báo năm 2025, nguồn cung từ Nga vẫn là một áp lực cạnh tranh lớn, song mặt hàng surimi Việt Nam vẫn có cơ hội gia tăng thị phần khi ngành du lịch ở các nước tiêu thụ chính như Thái Lan, Trung Quốc đang dần hồi phục.

Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi ước đạt xấp xỉ 300 triệu USD và bột cá đạt 237 triệu USD. Ảnh: VASEP

Đối với mặt hàng bột cá (dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi), sản lượng bột cá Việt Nam đang xếp thứ 2 thế giới chỉ sau Peru. Về chất lượng và công dụng, bột cá Việt Nam có hàm lượng axit amin tương đương với bột cá Thái Lan và Mauritania, hàm lượng tro thường cao hơn bột cá Trung Quốc với cùng hàm lượng protein. Kim ngạch xuất khẩu bột cá của Việt Nam năm 2024 đạt 237 triệu USD. Trong đó, với lợi thế địa lý, Trung Quốc chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu bột cá.

Hiện, Việt Nam sản xuất khoảng 530.000 - 540.000 tấn bột cá mỗi năm, trong đó xuất khẩu 200.000 - 280.000 tấn. Tương ứng với khoảng 60% sản lượng bột cá được sử dụng trong nước và 40% xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, và Trung Quốc.

Năm 2025, dự báo nhu cầu nhập khẩu bột cá của thị trường này sẽ tăng nhẹ, ước đạt 1,8 triệu tấn, nên Việt Nam có cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu, trong đó xu hướng sản xuất bột cá từ nguyên liệu biển sẽ chững lại, nguyên liệu từ cá tra sẽ tăng lên. Trong tương lai gần, với quy mô nuôi trồng và xuất khẩu phát triển, ngành sản xuất phi lê cá tra của Việt Nam đã đảm bảo nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất bột cá và dầu cá.

Hiện Việt Nam có khoảng trên 100 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu surimi và gần 50 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu bột cá. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu lớn, như: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, sản xuất xuất khẩu bột cá tra thu về 12 triệu USD/năm; dầu, mỡ cá tra xuất khẩu thu về 25 triệu USD/năm; Công ty CP Đầu tư Phát triển Đa quốc gia sản xuất bột cá đạt doanh thu 2.000 tỷ đồng...

Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch VASEP, trong số hàng trăm sản phẩm thủy sản đông lạnh, chế biến, tươi, sống, khô… thì surimi là một phân khúc có dư địa và tiềm năng phát triển vì đặc thù phù hợp của nghề cá trong nước cũng như xu hướng gia tăng tiêu thụ của thị trường thế giới.

"Nhóm ngành này tạo công ăn việc làm và đóng góp đáng kể cho kinh tế thủy sản và chăn nuôi. Trong bối cảnh xuất khẩu các mặt hàng chính như tôm, cá tra... gặp nhiều khó khăn, việc đẩy mạnh chế biến và phát triển ngành hàng surimi và cá bột là rất cần thiết", bà Sắc nhận định.

Nguồn: Báo Dân Việt

viet nam trung quoc han quoc xuat khau bot ca cha ca surimi

TIN MỚI CẬP NHẬT

Các chương trình chứng nhận có cơ hội thâm nhập thị trường Trung Quốc

 |  08:58 14/04/2025

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu gần đây về sở thích mua sắm của người tiêu dùng Trung Quốc cho thấy phần lớn người mua hải sản ở nước này sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm được chứng nhận bởi các bên kiểm toán thứ ba có thẩm quyền.

Nghề đánh bắt tôm đỏ của Argentina đạt chứng nhận MSC

 |  08:55 14/04/2025

(vasep.com.vn) Nghề đánh bắt tôm đỏ (Pleoticus muelleri) của Argentina đã đạt được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) sau một thập kỷ nỗ lực cải tiến, trở thành nghề đánh bắt tôm ven biển đầu tiên ở Argentina đạt được chứng nhận về tính bền vững được công nhận trên toàn cầu.

Philippines nghiên cứu ốc sên làm thức ăn nuôi cho cá chim

 |  08:46 14/04/2025

(vasep.com.vn) Một trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản do Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) có trụ sở tại Tigbauan, Philippines điều hành đang tiến hành một nghiên cứu có thể giúp phát triển một loại thức ăn tự nhiên và tiết kiệm chi phí cho cá chim trắng vây vàng (snubnose pompano).

Giá thức ăn nuôi cá tra tăng

 |  08:43 14/04/2025

Giá thức ăn – yếu tố chiếm đến 65% chi phí nuôi cá tra – đang leo thang do tác động dây chuyền từ các chính sách thuế quan toàn cầu. Khi Trung Quốc tăng nhập khẩu đậu nành từ Brazil và Argentina, giá nguyên liệu này đã tăng mạnh trên sàn CBOT, gây áp lực lên chuỗi cung ứng thức ăn thủy sản Việt Nam – quốc gia xuất khẩu cá tra hàng đầu thế giới.

Thủ tướng: Ứng phó chủ động, kịp thời, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

 |  08:41 14/04/2025

(vasep.com.vn) Chiều 10/4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Brazil: Sản lượng cá rô phi thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản

 |  08:46 11/04/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo từ Peixe BR, Hiệp hội nuôi trồng thủy sản của Brazil, ngành nuôi trồng thủy sản của nước này đang trên đà mở rộng đáng kể vào năm 2025, nhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ trong xuất khẩu cá, đặc biệt là cá rô phi, và sự tập trung liên tục vào tính bền vững.

Australia yêu cầu dán nhãn nguồn gốc thủy sản tại các nhà hàng bắt đầu từ tháng 7/2025

 |  08:45 11/04/2025

(vasep.com.vn) Australia sẽ thực hiện chương trình ghi nhãn quốc gia xuất xứ bắt buộc (CoOL) đối với thủy sản trong dịch vụ thực phẩm bắt đầu từ ngày 1 tháng 7, một động thái được ngành đánh bắt cá trong nước ủng hộ từ lâu.

Thái Lan tìm cách giảm thuế trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, vì Thai Union vẫn thận trọng

 |  08:41 11/04/2025

(vasep.com.vn) Thái Lan đã tham gia cùng hơn 50 quốc gia đàm phán với Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump áp đặt mức thuế quan có đi có lại mới vào tuần trước.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC