Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc: Điều kiện và Quy trình

Thị trường Trung Quốc 15:46 04/10/2019

1. Quy trình xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Để xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần thực thực hiện các yêu cầu sau để lô hàng được phép nhập khẩu vào Trung Quốc

I. Đăng ký cấp mã số xuất khẩu (MÃ GACC).

II.  Lô hàng xuất khẩu được kiếm tra, chứng nhận, kiểm dịch theo thỏa thuận Việt Nam - Trung Quốc.

III. Tiền hành hoàn tất thủ tục hải quan như một lô hàng bình thường

Doanh nghiệp đặc biệt cần lưu ý về yêu cầu truy xuất nguồn gốc của Trung Quốc khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

2. Yêu cầu truy xuất nguồn gốc của Trung Quốc cần nắm khi xuất khẩu thủy sản

2.1 Yêu cầu về Bao bì thủy sản khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Bao bì được đóng gói chắc chắn, đồng nhất 1 loại; nhãn in trên bao bì phải thống nhất tại 1 vị trí đối với 1 loại hàng hóa và phải được in trước khi đóng gói hàng hóa; nhãn mác từng loại hàng hóa phải thể hiện đầy đủ tên

Nội dung nhãn sán phẩm phải bao gồm:

  • Tên thương mại và tên khoa học.
  • Quy cách, ngày sản xuất, số lô.
  • Điều kiện bảo quản, phương thức sản xuất (đánh bắt biển/nuôi trồng), Vùng sản xuất.
  • Tên và mã số doanh nghiệp chế biến sản xuất, đích đến là nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Cùng một lô hàng nhãn mác có kích thước phông chữ, màu sắc và vị trí trên bao bì phải giống nhau. Ghi nhãn hàng hoá phải được hoàn tất trước khi công xưởng đóng gói, không được phép in tạm thời, dán tem, đóng bao hay các phương thức khác.

Yêu cầu về Tem nhãn, kí hiệu: 

  • Tem nhãn, kí hiệu trên hàng hóa thủy hải sản được nhập khẩu vào Trung Quốc hoặc cập chợ biên giới thì chữ thủy hải sản đông lạnh phải được in cố định trên bao bì. 
  • Thông tin được ghi trên kí hiệu phải bao gồm tên khoa học, ngày sản xuất, số lô, điều kiện bảo quản, phương thức sản xuất, đánh bắt, nuôi trồng, khu vực sản xuất, tên doanh nghiệp gia công sản xuất, số hiệu và nơi xuất khẩu đến là nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. 
  • Chữ ghi trên kí hiệu dán trên các sản phẩm của một lô hàng phải thống nhất về kích cỡ, màu sắc.
  •  Kí hiệu của hàng hóa phải được in trước khi hàng hóa xuất xưởng, không cho phép thêm vào bằng cách tạm thời in ấn, dập, đóng bao. 

Có thể thấy đây là một rào cản kĩ thuật từ phía Trung Quốc với các doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản đã được phía Trung Quốc đưa ra từ ngày 14 tháng 9 năm 2018. Tuy nhiên đến đầu tháng 6 năm 2019 khi mà hàng thủy sản bị mắc kẹt tại của khẩu Móng Cái do mặt hàng này không đáp ứng được yêu cầu từ phía Trung Quốc về truy xuất nguồn gốc thì các doanh nghiệp mới biết được quy định này. 

2.2 Yêu cầu về Điều kiện cơ sở sản xuất phải đáp ứng

  • Nhà xưởng, trang thiết bị, con người phục vụ cho hoạt động sản xuất: phải đáp ứng theo Quy chuẩn QCVN 02 - 01:2009/BNNPTNT. + Chương trình quản lý chất lượng: đáp ứng theo Quy chuẩn QCVN 02 - 02:2009/BNNPTNT.
  • Phải xây dựng chương trình quán lý chất lượng theo HACCP cho các sản phẩm dự kiến xuất khẩu vào Trung Quốc.
  • Xây dựng thủ tục truy xuất và thu hồi sản phẩm: đáp ứng theo Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT;
  • Ghi nhãn hàng hóa: đáp ứng theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 cùa Chính phủ về nhãn hàng hóa và theo yêu cầu cua thị trường nhập khẩu. Các sản phẩm nhập khẩu biên mậu nhận biết trên bao bì đóng gói phải in ấn chắc chắn (không bao gồm hải sản ướp đá lạnh).

Sản phẩm xuất khẩu phải là của các doanh nghiệp Việt Nam được cấp mã doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc (do Cục quản lý chất lượng hàng nông lâm sản và thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cấp).

2.3 Lưu ý về việc quản lí chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của Trung Quốc

  • Đúng kết từ bài học trước đây về việc ghi nhãn dán, DN cần rà soát kỹ các thông tin ghi trên nhãn và bao bì sản phẩm, đảm bảo ghi đúng tên thương mại tiếng Trung của cá tra
  • Được biết từ ngày 14 tháng 9 năm 2018, để quản lí chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ đối với hàng thủy sản vào Trung Quốc qua các lối mở điểm xuất hàng phía Hải quan Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu đối với mặt hàng này. Trong đó yêu cầu hàng hóa Việt Nam chưa đuợc kiểm dịch không được mang vào giao dịch tại các sạp chợ gần biên giới Trung Quốc. 
  • Tất cả các thủy hải sản, trừ thủy hải sản được ướp đá được nuôi trồng hoặc đánh bắt nhập khẩu vào Trung Quốc cần phải do doanh nghiệp được sản xuất tại Việt Nam đã được đăng kí thực hiện khi khai báo nhập khẩu hàng hóa phải xuất trình chứng thư về thủy sản do nhà nước Việt Nam cấp.

 

3. Đăng ký mã số xuất khẩu (Mã GACC) khi doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Tháng 4, 2021 Tổng cục Hải quan Trung Quốc triển khai ban hành:

1. Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu", 

2. Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu".

Lệnh 248 và lệnh 249 của Tổng cụ Hải quan Trung Quốc (GACC) ban hành thời gian có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Đối với Những doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, GACC yêu cầu "BẮT BUỘC TUÂN THỦ" tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm trong đó có thủy sản vào Trung Quốc phải đăng ký mã số với GACC để có Mã GACC thì mới đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc. Lưu ý rằng quy định này có chế tài khác nhau đối với các nhóm mặt hàng thực phẩm.

Quy trình triển khai đăng ký trực tuyến GACC:

Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị cấp/ xác nhận tài khoản

Bước 2: Cục bảo vệ thực vật cấp/ xác nhận tài khoản

Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện đăng ký/ thay đổi thông tin đăng ký trên CIFER

Bước 4: Cục bảo vệ thực vật gửi thông báo chuẩn bị Hồ sơ cho DN

Bước 5: Nộp hồ sơ chính thức

Bước 6: Xác nhận của Cục bảo vệ thực vật

Bước 7: Đánh giá của GACC

4. Đăng ký chứng nhận cho lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc

Chứng thư kiểm dịch của các chi nhánh Cục Quản lý chất lượng hàng nông lâm sản và thủy sản (thuộc Cục quản lý chất lượng hàng nông lâm sản và thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) cấp.

Sau khi được cấp mã số, DN cần thực hiện:

1. Để thỏa quy định của hải quan Việt Nam: đăng ký trên hệ thống Một cửa quốc gia để cấp chứng thư điện tử đáp ứng theo quy định của hải quan Việt Nam.

2.Để thỏa quy định của hải quan Trung Quốc: Đăng ký cấp chứng thư bản giấy theo Thông tư số 48/2013/TT- BNNPTNT, ngày 12/11/2013.

Nếu kết quả đạt yêu cầu sẽ cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu. Sau khi hoàn thành các điều kiện nêu trên, DN làm thủ tục Hải quan, thủ tục Biên phòng để xuất khẩu hàng Thủy sản đông lạnh sang Trung quốc qua cửa khẩu đường bộ / đường biển... như một lô hàng xuất khẩu bình thường.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Công nghệ mới định hình ngành nuôi trồng và chế biến tôm

 |  08:28 03/04/2025

(vasep.com.vn) Ngành nuôi trồng và chế biến tôm đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự ứng dụng của công nghệ hiện đại. Những đổi mới này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, và hướng đến một ngành công nghiệp bền vững hơn. Trong bối cảnh nhu cầu tôm toàn cầu ngày càng gia tăng, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển lâu dài của ngành.

Nga hướng tới hạn ngạch cá lớn hơn sau khi ký thỏa thuận mới với Morocco

 |  08:26 03/04/2025

(vasep.com.vn) Nga đã ký kết một thỏa thuận đánh bắt cá mới có thời hạn bốn năm với Morocco, thay thế cho thỏa thuận trước đó đã hết hạn vào cuối năm 2024.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

 |  08:23 03/04/2025

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

 |  08:22 03/04/2025

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Cá “SWAI” vào WALMART (phần 3): 5 tiêu chuẩn đánh giá của Walmart

 |  10:04 02/04/2025

Bán hàng vào Walmart là mục tiêu của nhiều DN, tuy có nhiều thách thức, nhưng thật sự không quá khó đối với những DN lớn, vì các DN này đã thường xuyên thực hiện các qui định về quản lý sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm, và cũng đã có sẵn các chứng nhận quốc tế cần thiết. Hiện tại, trong tổng số trên 400 DN cá tra, chỉ có 6 DN cung cấp cá Tra vào thị trường Mỹ và cho Walmart do có mức thuế CBPG thấp nhất (0% - 0,18 USD/kg).

Cá “SWAI” vào WALMART (phần 1)

 |  09:33 02/04/2025

Để bán được hàng thủy sản với số lượng lớn vào thị trường Mỹ là một thách thức đối với các DN. Một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất của Hoa Kỳ là Waltmart. Từ những năm 2012, qua các nhà cung cấp trung gian, Walmart đã bắt đầu nhập một số sản phẩm thủy hải sản từ Việt Nam, như cá Tra fillet, tôm đông lạnh, để phân phối cho hệ thống cửa hàng bán lẻ của họ.

Thị trường cá ngừ châu Âu: Biến động giá tháng 3/2025

 |  08:55 02/04/2025

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ trên thị trường Châu Âu dao động dựa trên nhiều yếu tố bao gồm sản lượng khai thác, nhu cầu thị trường, các biện pháp quản lý, thuế quan và yếu tố kinh tế vĩ mô. Dưới đây là giá tham khảo của một số loài cá ngừ được tiêu thụ chính tại Châu Âu:

Australia bắt giữ và phá huỷ 2 tàu đánh bắt trái phép

 |  08:44 02/04/2025

(vasep.com.vn) Lấy cảm hứng từ chiến thuật của cựu bộ trưởng thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti, Lực lượng Biên phòng Australia (ABF) đã tịch thu và đốt 02 tàu đánh cá nước ngoài bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển Lãnh thổ phía Bắc. Đây là động thái mới nhất trong một loạt các lệnh cấm nhằm cắt đứt dòng người di cư bất hợp pháp và cấm cửa các tàu đánh cá bất hợp pháp của Indonesia tại khu vực xa xôi này, nơi có ít người sinh sống và sự hiện diện hạn chế của chính phủ.

IDI đặt mục tiêu doanh thu 8.000 tỷ đồng, đẩy mạnh mở rộng thị trường

 |  08:39 02/04/2025

Theo báo cáo HĐQT, năm 2024 IDI duy trì được khách hàng truyền thống và mở rộng sang các thị trường tiềm năng, đặc biệt là Mỹ nhờ mức thuế chống bán phá giá được giảm đáng kể.

Mỹ 'ra tay' với tàu Trung Quốc, chuỗi cung ứng toàn cầu rung chuyển?

 |  08:36 02/04/2025

Các hãng tàu thuộc sở hữu Trung Quốc (như Cosco) có thể bị áp phí lên tới 1 triệu USD cho mỗi tàu. Trong khi đó, các hãng tàu không thuộc sở hữu Trung Quốc nhưng sử dụng tàu do Trung Quốc chế tạo có thể phải trả tới 1,5 triệu USD cho mỗi lần cập cảng Mỹ.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP