Tags:

CPTPP

(vasep.com.vn) Sau 5 năm Hiệp định Thương mại tự do CPTPP có hiệu lực (từ 14/1/2019), thủy sản là một trong những ngành có nhiều thay đổi tích cực nhờ tận dụng ưu đãi thuế quan trong thương mại với các nước thành viên, tuy nhiên cũng có những khó khăn, thách thức làm ảnh hưởng việc gia tăng XK sang các thị trường trong khối này.

Sau 5 năm triển khai CPTPP, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Canada vẫn chủ yếu sử dụng MFN, chỉ có 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ hiệp định này.

(vasep.com.vn) Nửa đầu tháng 9/2023, XK cá tra sang các thị trường trong khối CPTPP đa phần ghi nhận tăng trưởng dương so với nửa đầu tháng 9/2022. CPTPP NK gần 9 triệu USD cá tra Việt Nam trong nửa đầu tháng 9 năm nay, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, XK cá tra Việt Nam sang khối thị trường CPTPP trong cả tháng 9/2023 sẽ cao hơn so với tháng 9/2022.

(vasep.com.vn) Quý II/2023, XK thủy sản của Việt Nam đạt kim ngạch cao hơn 30% so với quý I với trên 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, thì mức tăng trưởng âm 27,5% vẫn giữ nguyên từ quý I. Do vậy, tính đến hết nửa đầu năm nay, XK thủy sản thấp hơn 27,5% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 4,15 tỷ USD. XK sang hầu hết các thị trường đều sụt giảm đáng kể, tuy nhiên, so với các thị trường lớn khác như Mỹ, EU (giảm lần lượt 46% và 33%), thì XK sang khối CPTPP vẫn có kết quả khả quan hơn.

(vasep.com.vn) Tháng 2/2023, XK tôm Việt Nam sang Australia đã ghi nhận tín hiệu tăng trưởng, đạt 19 triệu USD, tăng 7%. Do tháng 1/2023, XK tôm sang thị trường này giảm mạnh do trùng Tết Nguyên đán nên tính tới nửa đầu tháng 3/2023, XK tôm sang thị trường này đạt 36 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022.

10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước trong khối CTPPP đạt hơn 88 tỷ USD, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2021. Thủy sản là một trong những ngành hưởng lợi nhiều từ CPTPP, giá trị xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Australia, Mexico, Canada tăng trưởng mạnh.

(vasep.com.vn) Trong 7 tháng đầu năm 2022, khối thị trường các nước tham gia hiệp định thương mại tự do CPTPP tiêu thụ hơn 13% tổng XK cá tra của Việt Nam với giá trị 211,4 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2021. Đối với cá tra, nhóm thị trường các nước CPTPP vẫn có sức hút lớn và có nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt.

(vasep.com.vn) Sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam sang Chile đã khởi sắc. Ngay cả khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm ảnh hưởng tới XK cá ngừ sang các thị trường thì XK sang Chile vẫn duy trì được sự tăng trưởng. Và XK cá ngừ của Việt Nam sang Chile đã bật tăng liên tục trong 1 số tháng đầu năm 2022.

Cá ngừ là một trong những mặt hàng đã tận dụng tốt các FTA như EVFTA, CPTPP để gia tăng xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2022.

(vasep.com.vn) Theo thống kê của Hải quan, trong tháng 11/2021, XK thuỷ sản của cả nước đạt trên 910 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế đến hết tháng 11, XK thuỷ sản đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020.

(vasep.com.vn) CPTPP là thị trường lớn thứ hai về nhập khẩu tôm của Việt Nam sau Mỹ, chiếm 25% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam đi các thị trường. Tính tới tháng 11 năm nay, XK tôm Việt Nam sang khối thị trường CPTPP ước đạt 905,2 triệu USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường chính trong khối CPTPP có xu hướng phục hồi trong giai đoạn cuối năm.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam từ năm 2018 đến nay bị tác động giảm vì các yếu tố như nhu cầu và giá NK tại một số thị trường chính sụt giảm, các rào cản kỹ thuật và thuế quan, đặc biệt là dịch Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tiêu thụ trong 2 năm qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, mức độ sụt giảm XK của Việt Nam không bị lao dốc vì có bệ đỡ là các hiệp định FTA từ 2018 đến nay, trong đó có hiệp định CPTPP và EVFTA.

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực mang lại nhiều ưu đãi lớn đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thuỷ sản vào thị trường này vẫn còn khiêm tốn.

(vasep.com.vn) Theo thống kê của Hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2021 đạt trên 735 triệu USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng trưởng vượt dự kiến vì XK sang hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng mạnh, trừ Nhật Bản, giảm 2,8%. Tính đến hết quý I/2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,73 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2020.

Sau hai năm Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, đến nay xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP vẫn ở mức rất thấp (1,67%), thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tận dụng năm đầu tiên của nhiều Hiệp định tự do thương mại (FTA) khác. Ðây là dấu hiệu cho thấy khả năng hiện thực hóa các lợi ích xuất khẩu trực tiếp từ CPTPP còn hạn chế, cần có những giải pháp mới, mạnh mẽ hơn để khai thác hiệu quả Hiệp định này.

(vasep.com.vn) Năm 2020, trong khi dịch Covid khiến cho XK thủy sản của Việt Nam sang đa số các thị trường lớn bị sụt giảm, thì XK sang một số nước CPTPP như Australia và Canada lại ghi nhận mức tăng trưởng dương: XK sang Australia tăng 9%, sang Canada tăng 14%.

(vasep.com.vn) Sau khi tăng 23,4% trong tháng 1/2021 đạt 606 triệu USD, với những tín hiệu tích cực từ mặt hàng cá tra, các loại cá biển (trừ cá ngừ), tôm chân trắng…và XK sang một số thị trường chủ lực tăng mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Mexico, Đài Loan, Brazil, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 2 giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2020 ước đạt trên 405 triệu USD. Mức tăng trưởng âm này là do tháng 2 năm nay trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thời gian sản xuất, khai thác, chế biến ít hơn so với tháng 2/2020. Như vậy, lũy kế đến hết tháng 2/2021, XK thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, tăng 2,2%.

(vasep.com.vn) Theo thống kê Hải quan, tháng 1/2021 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 606 triệu USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước. Một trong những nguyên nhân khiến XK tăng so với cùng kỳ là do tháng 1/2020 có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, mức tăng trưởng 23,4% được coi là tín hiệu tích cực cho XK thủy sản Việt Nam, trong đó thể hiện ở mức tăng XK cá tra (+21,7%), cá biển khác (+46%), tôm chân trắng (32,5%), nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng 43%.