Ecuador chuyển hướng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tôm thịt

(vasep.com.vn) Sau một năm bị xáo trộn vì xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, các chuyên gia ngành tôm Ecuador cho rằng để thay đổi về lâu dài, ngành tôm nước này nên chuyển hướng sang các sản phẩm tôm lột vỏ và bỏ đầu để phục vụ các thị trường khác.
Ecuador chuyển hướng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tôm thịt
Ecuador chuyển hướng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tôm thịt

Việc Trung Quốc từ chối nhập khẩu tôm Ecuador vì lý do phát hiện dấu vết của coronavirus trên các bao bì tôm và sự biến động của thị trường đã ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu của Ecuador, nhưng cũng là “chất xúc tác” cho việc tái cơ cấu cơ bản ngành tôm nước này theo hướng sản xuất nhiều sản phẩm chế biến hơn.

Jeff Sedacca, Giám đốc điều hành của công ty nhập khẩu Sunnyvale Seafoods của Mỹ, cho biết: "Chúng tôi đã thảo luận với Ecuador trong 15 năm về việc cơ giới hóa, thâm nhập vào thị trường mà Việt Nam và Ấn Độ đang vận hành. Thực tế những gì chúng tôi thấy đã chứng tỏ chúng tôi đúng. Tôi nghĩ rằng năm 2021 sẽ là một năm  khởi đầu lại với Ecuador vì tất cả những lý do này”.

Việc đẩy mạnh sản xuất tôm thịt, vốn cần nhiều lao động hơn trong các nhà máy chế biến, là hệ quả sau một thời gian ngành tôm Ecuador tăng trưởng mạnh dựa vào xuất khẩu sang Trung Quốc.

Từ năm 2013 tới năm 2019, xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc (bao gồm cả qua Việt Nam) đã tăng gần 11 lần lên 408.000 tấn vào, chiếm hơn 2/3 tổng lượng xuất khẩu của Ecuador.

Nhưng trong khi các nhà xuất khẩu liên tục tỏ ra quan ngại về việc ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, thì lợi nhuận và khối lượng lớn mà Trung Quốc NK đã khiến nhiều người chấp nhận thực tại này.

Năm 2020, thực tế đã thay đổi sau khi một loạt lệnh cấm áp đặt cho một số nhà xuất khẩu tôm lớn nhất của Ecuador vào mùa hè. Giờ đây, Ecuador đang tận dụng thế mạnh nuôi trồng của mình để tăng sản lượng tôm thịt dùng trong bán lẻ và chế biến giá trị gia tăng hơn nữa.

Năm ngoái, dù khó khăn, quốc gia này đã tăng sản lượng tôm thịt (P&D) lên hơn 50%. Sản lượng đã tăng từ 200 triệu lên 300 triệu pao vào cuối năm ngoái.

Động thái này đã giúp tăng nhập khẩu của Mỹ từ Ecuador thêm 66% trong năm ngoái lên 126.000 tấn, chiếm 17% nhập khẩu tôm của Mỹ, theo dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia. Trong 3 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm Ecuador vào Mỹ đã tăng 37% so với cùng kỳ lên 35.500 tấn.

Nhập khẩu tôm Ecuador vào EU cũng khá ổn định, tăng 21% trong 19 tuần đầu năm 2021 lên 45.000 tấn, so với cùng kỳ 19 tuần năm ngoái, theo dữ liệu thương mại mới nhất từ ​​Cơ quan Quan sát Thị trường Thủy sản EU.

Ecuador chuyển hướng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tôm thịt

Tổng xuất khẩu của Ecuador tăng 10% trong 4 tháng đầu năm nay, nhưng sản lượng tôm nuôi thực tế tăng khoảng 18% do việc tăng cường chế biến làm giảm khối lượng tôm xuất khẩu.

Đối với Ecuador, đây chỉ là "bước khởi đầu" khi các nhà xuất khẩu tăng công suất chế biến tôm vì đã  mở rộng tầm nhìn về lợi nhuận.

Các chuyên gia cũng xoa dịu nỗi lo rằng Ecuador không thể sản xuất tôm thịt P&D vì chi phí lao động cao hơn ở châu Á, một vấn đề làm giảm khả năng tăng công suất chế biến của Ecuador.

Theo tính toán của ông, ngoài giá 5 - 6 USD/pao tôm thịt, chi phí nhân công ở Ecuador lên tới 0,25 - 0,30 USD/pao, cao gấp đôi so với một số khu vực ở châu Á. Tuy nhiên, nhiều nhà XK chấp nhận vì XK sang Trung Quốc đang khó khăn. Việc Ecuador chú trọng đến các sản phẩm chế biến có thể giúp nước này có chỗ đứng trong chương trình kinh doanh của các nhà bán lẻ Hoa Kỳ, vốn hiện đang bị chi phối bởi các nhà sản xuất ở Ấn Độ. .

Điều này sẽ cho phép Ecuador từ bỏ việc bán sản phẩm thu hoạch cho thị trường giao ngay của Trung Quốc,  thường chỉ mang về cho các nhà sản xuất nguồn thu nhập chắc chắn trong 2 tuần.

Sedacca nói: “Không có lý do gì họ không thể có một miếng bánh lớn trong thị trường ổn định này, không phải thị trường lên xuống thất thường, mà là thị trường kinh doanh chương trình, kinh doanh siêu thị.

Ông cũng nói thêm rằng nhiều người - bao gồm cả ông - đã mua "hàng trăm container" tôm rẻ tiền từ Ecuador và xuất sang Trung Quốc và Việt Nam để chế biến.  Số tôm đó đã được đưa đi bóc vỏ và sau đó đến các nhà máy tôm ở Trung Quốc. Trong số đó, tỷ lệ tôm xuất sang Trung Quốc trước đây là 97%, 98% là tôm nguyên con, bây giờ là 85%- 87%.

Ông cho biết thêm Thái Lan cũng đang chế biến tôm Ecuador, với tới 10 triệu pao được chuyển đến Thái Lan vào tháng 1/2021 vừa qua.

Mặc dù Ecuador đã xuất 37.000 tấn sang Trung Quốc vào tháng 4/2021, cho thấy nhu cầu của Trung Quốc phục hồi, nhưng Trung Quốc sẽ khó có thể chi phối thị trường này như những năm trước. "Bởi vì Ecuador đã tăng sản lượng từ 100 triệu pao/tháng lên khoảng 167 triệu pao vào tháng trước. Vì vậy, 67 triệu pao đó chúng tôi không thể lột vỏ. Chúng tôi phải đóng gói nó và vận chuyển đến Trung Quốc. Đó là lý do tại sao chúng tôi quay trở lại thị trường đó,  vì khối lượng sản xuất trong tháng đó tăng buộc chúng tôi phải quay trở lại Trung Quốc".

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục