(vasep.com.vn) Chính quyền Karelia tại Nga đã công bố khai trương một nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản mới với công suất 50.000 tấn mỗi năm tại Berezovka, quận Kondopoga. Nhà máy này chuyên sản xuất thức ăn cho các loài cá hồi được xây dựng bởi công ty Aqua Feed với tổng vốn đầu tư 1,8 tỷ RUB (tương đương 23 triệu USD).

(vasep.com.vn) Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) ghi nhận doanh thu vượt 12.500 tỷ đồng (tăng hơn 7%) và lợi nhuận sau thuế đạt kỷ lục 1.013 tỷ đồng, hoàn thành 101% kế hoạch năm. Lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) tiếp tục là trụ cột đóng góp lớn vào kết quả tích cực này.

Ngày 25/6/2025, Grobest chính thức được công nhận là nhà máy thức ăn tôm đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận ASC, tiêu chuẩn cho thức ăn thủy sản đáp ứng yêu cầu về môi trường, xã hội và truy xuất nguồn gốc. Thành tựu này khẳng định vai trò tiên phong của Grobest và thúc đẩy ngành tôm Việt phát triển bền vững.

Nhiều doanh nghiệp phát triển hệ thống AI phân tích điều kiện ao nuôi, dự báo và đưa ra lời khuyên cho chủ ao, kỳ vọng tác động đến chuỗi giá trị 4 tỷ USD.

Đặt mục tiêu phát triển 4.000ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao (CNC) đến năm 2025, Bến Tre không chỉ về đích sớm mà còn vượt kế hoạch, với 4.133ha, chiếm 103,3% chỉ tiêu. Kết quả này không chỉ minh chứng cho định hướng đúng đắn trong phát triển kinh tế biển mà còn khẳng định vai trò tiên phong của tỉnh trong chuyển đổi sang nông nghiệp hiện đại, CNC, thân thiện môi trường.

Nhận thấy mô hình lúa – tôm thời gian qua cho nguồn thu nhập cao nên người dân ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ có đất ở bên ngoài đê bao đã tăng diện tích thả nuôi. Hiện, hiện diện tích nuôi tôm ngoài vùng đê bao ngăn mặn tại địa phương đạt hơn 180 ha, tăng hơn 40 ha so cùng kỳ năm trước.

(vasep.com.vn) Mặc dù dịch bệnh trên tôm tại đồng bằng sông Cửu Long trong 5 tháng đầu năm 2025 có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, song tình hình hiện tại vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Điển hình như việc kiểm soát những loại bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, phân trắng… đến nay vẫn còn hết sức khó khăn.

(vasep.com.vn) Hiện, toàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 147.000 ha nuôi trồng thủy sản, sản lượng đạt trên 343.000 tấn/năm, đứng thứ hai cả nước, trong đó chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tỉnh xác định ngành tôm là mũi nhọn kinh tế, đóng góp khoảng 60% giá trị nông nghiệp và gần 28% tổng giá trị kinh tế toàn tỉnh.

(vasep.com.vn) Một trong những thách thức lớn nhất với nghề nuôi tôm là tỷ lệ sống thấp, thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chất lượng con giống, môi trường ao nuôi, dinh dưỡng và dịch bệnh. Việc nâng cao tỷ lệ sống không chỉ giúp cải thiện năng suất mà còn giảm thiểu rủi ro kinh tế và tác động tiêu cực đến môi trường.

(vasep.com.vn) Để chăm sóc tôm tốt và tạo môi trường thuận lợi cho ao nuôi trong điều kiện nắng nóng, người nuôi cần nắm vững các giải pháp phòng chống thích hợp.

TPD (Translucent Post-larvae Disease) – hay còn gọi là bệnh mờ đục hậu ấu trùng – là bệnh mới nổi trong ngành tôm vài năm gần đây, ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn hậu ấu trùng, tức là tôm từ PL5 đến PL15, đang được ương trong các bể hoặc ao nhỏ chuẩn bị cho giai đoạn nuôi thương phẩm.

Theo Chi cục Thủy sản - Kiểm ngư tỉnh, những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang chú trọng đến phát triển nuôi trồng thủy sản, diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục qua các năm. Đặc biệt, tôm nuôi nước lợ theo hình thức thâm canh tại vùng Tứ giác Long Xuyên.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

Trước đây, nghề nuôi tôm nước lợ ở Bến Tre chủ yếu theo phương thức truyền thống như: tôm rừng, quảng canh, bán thâm canh, thâm canh,… Khoảng 10 năm trở lại đây, người dân bắt đầu chuyển sang nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với máy móc, trang thiết bị tự động hóa, giúp tăng năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp và nhu cầu thị trường ngày càng khắt khe, mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Bạc Liêu đang nổi lên như một giải pháp đột phá, mang lại hiệu quả kinh tế, bền vững về môi trường và gia tăng giá trị cho ngành thủy sản.