Xuất nhập khẩu

(vasep.com.vn) Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam tháng 1/2024 đạt 10 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, XK các nhóm sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng đầu năm nay đạt 62 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoại trừ cùng thời điểm này năm ngoái rơi vào Tết Nguyên đán, tăng trưởng XK mực, bạch tuộc trong tháng đầu năm nay cũng là tín hiệu tốt để khởi đầu cho XK của cả năm.

(vasep.com.vn) Tháng đầu năm 2024, XK hải sản của Việt Nam đã tăng trở lại với mức tăng 48% so với cùng kỳ. Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc & HK và Thái Lan là 6 thị trường NK nhiều nhất hải sản của Việt Nam trong giai đoạn này.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam năm 2023 đạt 660 triệu USD, giảm 18%. Các thị trường NK mực và bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Hokong, Thái Lan, EU và Mỹ.

(vasep.com.vn) Năm 2023, XK các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam đạt 127 triệu USD, giảm 12%. Các loài nhuyễn thể có vỏ XK chủ lực của Việt Nam gồm nghêu chiếm 62% giá trị XK, ốc chiếm 12%, hàu chiếm 11%, điệp chiếm gần 9%. Ngoài ra, còn có một số loài có giá trị XK khiêm tốn gồm sò, hến, bào ngư, vẹm.

Rào cản thương mại gia tăng, quy định khắt khe, áp lực cạnh tranh gay gắt, giá cước vận chuyển tăng…đang là những chướng ngại vật khó tránh cho hoạt động xuất khẩu thủy sản vào Mỹ trong năm 2024. Điều nên làm cho các doanh nghiệp thủy sản ở thị trường chủ lực này là cần chuẩn bị với một tâm thế thận trọng.

(vasep.com.vn) Năm 2023, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam đạt 126 triệu USD, giảm 12%. XK sang các thị trường chính nhìn chung vẫn thấp hơn so với năm 2022.

(vasep.com.vn) Năm 2023, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 660 triệu USD, giảm 13% so với năm 2022. Tuy chưa thoát đà tăng trưởng âm, nhưng XK mực, bạch tuộc ghi nhận mức giảm nhẹ hơn so với các sản phẩm thủy sản XK chủ lực khác.

Rong biển là ngành hàng đang nhận được sự quan tâm ngày càng tăng, do quy mô thị trường thương mại toàn cầu dự kiến sẽ được mở rộng với tốc độ khoảng 10,8%/ năm.

(vasep.com.vn) Năm 2023, ngành hải sản của Việt Nam mang về 3,7 tỷ USD. Sau khi tăng trong tháng 11, XK hải sản của Việt Nam giảm trong tháng 12. Cá ngừ vẫn là sản phẩm XK chủ lực của ngành hải sản, tiếp đến là mực và bạch tuộc, cua ghẹ và giáp xác khác...

Theo các doanh nghiệp thuỷ sản, nếu giải quyết được vấn đề quy trình bảo quản cá đánh bắt, nước thải môi trường và nguồn nhân công tay nghề cao thì ngành surimi và bột cá sẽ sớm gia nhập vào câu lạc bộ tỉ USD trong tương lai gần.

Surimi (thịt cá xay) và bột cá là hai sản phẩm còn nhiều dư địa để tăng trưởng và có khả năng đóng góp đáng kể vào giá trị ngành chế biến, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời gian tới. Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội nghị Ngành surimi và bột cá - Thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp surimi và bột cá, do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ngày 22/12.

Ngày 22-12, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Hội nghị ngành Surimi và Bột cá - Thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp Surimi và Bột cá VASEP" nhằm mục đích phối hợp, liên kết hoạt động, giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng của sản phẩm.

Năm 2022, xuất khẩu surimi Việt Nam đạt 414 triệu USD sang hơn 40 thị trường trên thế giới với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp surimi trên toàn quốc.

Trong 5 năm qua, mỗi năm Việt Nam thu về 300 - 420 triệu USD từ sản phẩm surimi, xuất khẩu bột cá xấp xỉ 200 triệu USD và đang hướng đến mốc 1 tỉ USD trong tương lai gần.