Tags:

logistics

Trong 2 tháng đầu năm 2024, Headway JSC ghi nhận tổng sản lượng vận chuyển cá tra xuất khẩu đạt 446 teu sang thị trường Brazil, giảm 2,2% so với năm 2022, tăng trưởng mạnh mẽ 47,6% so với năm 2023.

Theo thống kê của Headway, lũy kế trong 11 tháng đầu năm 2023, tổng sản lượng vận chuyển tôm xuất khẩu toàn cầu đạt 16,725 tấn, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước. So với giai đoạn đầu năm, sản lượng Headway tăng tốc trở lại từ nửa cuối năm 2023, đặc biệt là trong tháng 7, tăng mạnh từ 1,499 tấn lên tới 2,192 tấn.

Nhìn toàn cảnh bức tranh Headway trong hơn 10 tháng đầu năm 2023, sản lượng xuất khẩu cá ngừ đạt 4,323 tấn đi các nước trên thế giới. Cụ thể, Mỹ và U.A.E là hai thị trường dẫn đầu với tỷ trọng ưu thế đạt 25% và 16% so với các quốc gia còn lại.

Tại hội chợ Vietfish 2023, nhằm thể hiện sự tri ân sâu sắc đến quý khách hàng là các doanh nghiệp XNK thủy sản Việt Nam, Headway JSC sẽ triển khai chuyến tham quan, tặng hoa và quà đến quý khách hàng đã và đang đồng hành cùng Headway. Sự kiện được diễn ra từ ngày 23 - 25/08/2023 tại trung tâm triển lãm SECC.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Headway JSC đã vận chuyển thành công 108 tấn hàng thủy hải sản đông lạnh thông qua tuyến đường Nha Trang – Móng Cái. Thành tựu này không chỉ mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu, mà còn đóng góp tích cực vào việc củng cố tiềm lực phát triển cho ngành logistics Việt Nam.

Headway JSC vinh dự là nhà tài trợ đồng hành, tham gia gian hàng dịch vụ hỗ trợ logistics tại “HCM City Export 2023”, với mục tiêu gắn kết phát triển cùng các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, hội chợ sẽ được diễn ra từ ngày 25 – 28/05/2023, tại trung tâm triển lãm SECC, Quận 7.

Headway JSC là đơn vị logistics hàng đầu Việt Nam về cung cấp các giải pháp logistics chuyên nghiệp trong quản lý chuỗi cung ứng lạnh, chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển các mặt hàng thủy sản chủ lực như tôm, cá ngừ, cá tra,… từ Việt Nam đi các nước trên thế giới.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tận dụng khai thác lợi thế chi phí logistics để gia tăng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu thì giảm chi phí logistics hiện vẫn là bài toán cần tìm lời giải càng sớm càng tốt. Theo đó, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nói chung, thúc đẩy đầu tư cho hệ thống cảng biển nói riêng đang được coi là “chìa khóa” để đạt được mục tiêu trên.

Phí logistics tăng kỷ lục từ cuối năm 2020 đến nay đang trở thành “cơn ác mộng” của các doanh nghiệp thủy sản bởi bị tăng chi phí khiến hao hụt lợi nhuận.

Theo các chuyên gia, chính phủ, các đơn vị chuỗi cung ứng, hãng tàu cần tìm ra giải pháp tối ưu để số hóa quy trình logistics quốc gia và xây dựng cơ chế một cửa cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Âu - Mỹ.

Thiếu container rỗng, cước phí vận tải biển tăng cao để bù đắp cho khoản chi phí phát sinh trước đó khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thêm khó khăn chồng chất.