Tags:

covid-19

Không được cấp giấy đi đường, các doanh nghiệp không thể duy trì sản xuất, kinh doanh. Các hiệp hội ngành hàng đề xuất giải pháp tháo gỡ.

Sau nhiều tháng tăng trưởng liên tiếp trong hoạt động xuất khẩu thì bắt đầu từ tháng 8 kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản đã giảm mạnh. Các chuyên gia dự báo, trong những tháng còn lại của năm 2021 ngành này sẽ còn đối diện với nhiều thách thức hơn nữa trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Các tháng cuối năm 2021 là thời kỳ thu hoạch chính đối với tôm, cá tra. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiếp tục đề xuất các tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu.

Khi các thị trường xuất khẩu chính của ngành thủy sản Việt Nam dần phục hồi nhờ việc đẩy mạnh tiêm chủng vaccine Covid-19 là lúc các doanh nghiệp thủy sản trong nước cần tăng tốc. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất do tình hình dịch bệnh căng thẳng, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khó tận dụng triệt để cơ hội này.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ công tác 970 gửi tới Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đã có 104 cơ sở dừng sản xuất do không đáp ứng yêu cầu 3 tại chỗ. Toàn chuỗi sản xuất, kinh doanh thủy sản bị ảnh hưởng.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, việc lưu thông hàng hóa, con giống giữa các tỉnh, thành gặp không ít khó khăn. Trong đó, việc vận chuyển tiêu thụ tôm giống của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là vấn đề nan giải đối với một tỉnh có ngành nuôi tôm phát triển mạnh như Bạc Liêu.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đề xuất giảm 30% tiền điện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021 cũng như nhiều loại phí khác đến giữa năm 2022.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu thủy sản Trung Quốc gặp nhiều yếu tố bất lợi. Nhiều doanh nghiệp không bỏ trứng vào một giỏ, tìm kiếm những thị trường mới tiềm năng và hấp dẫn hơn.

Xuất khẩu cá tra có nhiều cơ hội khi từ quý II/2021 đơn hàng tăng mạnh tạo đà cho sản xuất cuối năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang rất khó khăn.

Do ảnh hưởng Covid-19, giá cá tra nguyên liệu đang giảm xuống còn 20.500-21.500 đồng, thấp hơn giá thành sản xuất 900 đồng đến 1.400 đồng mỗi kg.

123 nhà máy chế biến thủy sản tại các tỉnh phía nam phải dừng hoạt động sản xuất khi phát hiện công nhân nhiễm Covid-19 và không kham nổi gánh nặng tài chính để duy trì “3 tại chỗ”.

(vasep.com.vn) Đầu tháng 8/2021, Thượng Hải và Quảng Châu - các trung tâm vận chuyển hàng không chính của Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu thủy sản đông lạnh. Các hãng hàng không lớn của Trung Quốc đã thông báo ngừng vận chuyển hàng đông lạnh và ướp lạnh trên các chuyến bay quốc tế đến hai thành phố này. Các hạn chế ở Thượng Hải lẽ ra được dỡ bỏ vào ngày 15/8, nhưng đã được gia hạn mà không có bất kỳ thông báo nào. Công suất vận tải hàng không duy trì khoảng 30-50% so với mức bình thường và giá cước vận tải hàng không đối với thủy sản nhập khẩu đã tăng 50% kể từ năm 2020.

ĐBSCL là vùng sản xuất, xuất khẩu tôm và cá tra chủ lực của cả nước, dù gặp những khó khăn bởi dịch Covid-19, nhưng các doanh nghiệp chế biến thủy sản vẫn nỗ lực hoạt động để đảm bảo các đơn hàng xuất khẩu; góp phần giải quyết việc làm và ổn định tiêu thụ nguyên liệu cho người nuôi.

Từ đầu năm 2021 đến nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Long An gặp nhiều khó khăn không chỉ do dịch bệnh, thời tiết bất lợi mà còn do sự biến động của thị trường vì dịch Covid-19 bùng phát.

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ 7 tháng đạt 53,9 tỉ USD, dự báo cả năm 2021 xuất khẩu sang Mỹ tăng cao hơn năm trước.

Mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhưng ngành thủy sản Việt Nam từ đầu năm 2021 đến nay vẫn tiếp tục tăng trưởng khá, đóng góp vào tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa ký ban hành Công văn số 100/CV-VASEP gửi UBND tỉnh Hậu Giang về việc xem xét ưu tiên cho người lao động tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu được tiêm vắc-xin Covid-19.

Trong văn bản góp ý với dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Dệt may (VITAS) để nghị giảm mức đóng phí công đoàn cho tất cả các doanh nghiệp, giảm 30% tiền điện cho tất cả doanh nghiệp trong ngành đến hết năm 2021, dừng thu phí hạ tầng cảng biển, giảm 50% phí cảng biển và hạ tầng khu công nghiệp.

Hiệp hội Dệt may, Chế biến xuất khẩu thuỷ sản đề xuất giảm phí dịch vụ cảng biển, tiền điện, tiền thuê đất... tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội.

Thời gian qua, Phú Yên đã huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở để dồn toàn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Song song với đó, tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa phục hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.