Tags:

Covid-19

(vasep.com.vn) Theo khảo sát của VASEP, hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản tại ĐBSCL đã tạm thời đóng cửa do không thể thực hiện được “3 tại chỗ”, các doanh nghiệp còn lại đã giảm từ 30-90% công suất chế biến. Tiến độ chích ngừa vaccine cho công nhân, người lao động ở mỗi địa phương thực hiện khác nhau.

Sáng ngày 26/7, tại Khu Công nghiệp An Nghiệp, Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn tổ chức tiêm vắc xin đợt 2 (mũi 1) cho công nhân, lao động tại Khu Công nghiệp An Nghiệp.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có những kiến nghị để ngành thủy sản “sống chung lâu dài” với đại dịch COVID-19.

Việc kéo dài thời gian thực hiện "3 tại chỗ" khiến nhiều doanh nghiệp đuối sức, vừa làm vừa lo.

Bên cạnh những giải pháp phòng chống dịch đang được Chính phủ và các địa phương áp dụng, để đảm bảo sản xuất – xuất khẩu, ngành thủy sản đã đề xuất giải pháp “sống chung” với… dịch COVID-19

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thị trường xuất khẩu bấp bênh, trong khi đó giá xăng dầu lên, hoạt động du lịch, nhà hàng cũng tạm dừng, dẫn đến sức mua nội địa giảm. Tuy nhiên, đa số các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vẫn nỗ lực vươn khơi để kiếm thêm thu nhập trong vụ cá nam.

(vasep.com.vn) Có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang hạ nhiệt, tăng trưởng GDP của Trung Quốc quý 2/2021 chậm lại do đầu tư nhà nước chậm hơn và tăng trưởng tiêu dùng yếu hơn. Xuất khẩu của Trung Quốc trong quý 2/2021 tăng 20%, nhưng giá dầu và các mặt hàng nhập khẩu khác cao hơn đang làm xói mòn cán cân thương mại mạnh mẽ của Trung Quốc.

Hàng chục ngàn công nhân tại các nhà máy chế biến thủy sản tại tỉnh Cà Mau vẫn làm việc bình thường. Hầu hết ăn, ở, nghỉ tại chỗ trong suốt quá trình làm việc để phòng chống dịch bệnh COVID-19.

(vasep.com.vn) Báo The New Indian Express đưa tin, các lô tôm chân trắng của Ấn Độ đang bị chất đống tại các cảng của Trung Quốc, vì hải quan nước này tạm giữ các container do lo ngại bị nhiễm coronavirus.

(vasep.com.vn) Sau một năm thực sự khó khăn đối với các nhà sản xuất tôm của Ấn Độ, tình hình thương mại với Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước này - đã có chiều hướng xấu đi trong những tuần gần đây. Sự bất ổn ở Ấn Độ và Trung Quốc đã gây ra sự xáo trộn đáng kể cho cả các nhà xuất khẩu Ấn Độ và các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Hải quan Trung Quốc hiện kiểm tra từng container nhập khẩu chứ không phải chọn ngẫu nhiên, do đó, tỷ lệ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 cao hơn nhiều so với trước đây. Một số container bị kẹt ở hải quan, phí trung bình cho mỗi container là 6.179 USD.

Thời điểm này, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Do đó, việc đi lại của người dân bị hạn chế, giao thương hàng hóa cũng bị ảnh hưởng. Tại TP.HCM, các chợ đầu mối đều đóng cửa nên nông sản khó tiêu thụ, trong đó có con tôm.

(vasep.com.vn) Nửa đầu năm 2021, XK tôm Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. XK sang các thị trường chính, trừ Trung Quốc đều tăng trưởng tốt. Đây là nỗ lực lớn của DN XK tôm Việt Nam kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện cho đến nay.

(vasep.com.vn) Tháng 6/2021, giá trị XK cá tra Việt Nam đạt gần 142,6 triệu USD, tăng 28,1%. Tính tới hết tháng 6/2021, tổng giá trị XK cá tra đạt 780,9 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tích cực này đem lại niềm lạc quan cho các DN XK cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, mới đây khi dịch Covid-19 đang bùng phát tại Tp.Hồ Chí Minh và có nguy cơ lan rộng khiến cho việc vận chuyển hàng hóa, sản xuất bị ảnh hưởng thì các DN chế biến, XK cá tra từ mừng chuyển sang lo. Nếu lực lượng lao động thủy sản không sớm được chích ngừa vaccine thì hoạt động sản xuất trong thời gian tới sẽ bị ảnh hưởng tới cỡ nào?

Ghi nhận tại Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Tài Kim Anh, 100% công nhân, lao động phải qua 2 chốt kiểm dịch ngay tại cổng ra vào và trước mỗi phân xưởng trước khi bắt tay vào sản xuất.

Ông Huỳnh Văn Tấn - Tổng Giám đốc CAMIMEX GROUP cho biết, tháng 6 vừa qua, sản lượng xuất khẩu của công ty tăng gần gấp đôi, dự kiến tháng 7 sẽ tiếp tục tăng. Hiện việc vận chuyển nguyên liệu gặp khó khăn, cũng như việc vận chuyển hàng hóa lên TP Hồ Chí Minh để xuất khẩu đều bị chậm lại do tình hình dịch bệnh. Nếu vậy, hàng hóa sẽ bị rớt tàu và phải tạo tàu khác, làm ảnh hưởng vấn đề lưu thông tiền tệ của công ty.

Đại diện Công ty CP Sài Gòn Food cho biết hiện DN có 5 nhà máy đang hoạt động tại KCN Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh). Trước yêu cầu của TP, từ ngày 15/7 công ty dừng hoạt động 2 nhà máy để lấy chỗ làm nơi ở dã chiến cho khoảng 400 công nhân. Số còn lại, một phần đang bị "kẹt" trong các khu phong tỏa, cách ly; một phần cho tạm nghỉ.

Theo Tổng Giám đốc Công ty Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (APT) Trương Tiến Dũng, không chỉ APT mà có lẽ đại đa số các doanh nghiệp đều đã có những tính toán cụ thể khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

(vasep.com.vn) Trong bối cảnh covid-19 bùng phát, nhiều tỉnh thành phải căng mình phòng chống dịch. Một trong những giải pháp cứng rắn nhằm hạn chế người ra đường, hạn chế lây lan dịch bệnh, là khuyến khích các doanh nghiệp (DN) hoạt động theo phương châm “3 tại chỗ”. Cụ thể là sản xuất (nuôi trồng), ăn uống, ngủ nghỉ đều tại chỗ (3TC). Thời gian thực hiện 3TC theo tình hình kiểm soát dịch bệnh. Góc độ này, 3TC diễn ra trong vòng một tháng, thậm chí có thể là nửa tháng nếu dịch bệnh của địa phương đã được kiểm soát tốt.

(vasep.com.vn) Tính đến nửa đầu tháng 6/2021, tổng giá trị XK thủy sản Việt Nam đạt 3,65 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, với diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra căng thẳng và phức tạp tại Tp.HCM dễ có nguy cơ xâm nhập xuống ĐBSCL, VASEP và cộng đồng DN chế biến thủy sản không khỏi lo lắng. Với trăn trở làm sao để thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra, vừa đảm bảo an toàn với dịch bệnh, vừa giữ mức tăng trưởng XK, VASEP đã gửi hai công văn tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẩn thiết đề nghị đưa lực lượng lao động ngành chế biến và XK thủy sản vào đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Đó cũng là điều mà cộng đồng DN thủy sản mong mỏi và cần nhất ngay lúc này.

(vasep.com.vn) Theo phản ánh của DN thủy sản, từ sáng hôm nay (ngày 8/7/2021), toàn bộ xe container và xe tải di chuyển từ Tp.HCM - ĐBSCL đang ách tắc tại các điểm chốt chặn vào tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp vì yêu cầu tài xế phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp Realtime RT-PCR (thời hạn không quá 3 ngày khi có kết quả xét nghiệm), còn các nhà vận chuyển thì không kịp chuẩn bị cho yêu cầu mới này.