Tiêu thụ cá tuyết Na Uy tăng ấn tượng trong tháng 9/2021

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC), nhu cầu châu Âu phục hồi cùng với việc duy trì tiêu dùng trong nước đã giúp doanh số thủy sản của Na Uy trong tháng 9/2021 đạt kỷ lục.

Tiêu thụ cá tuyết Na Uy tăng ấn tượng trong tháng 92021

Rất ít loài có nhu cầu tăng mạnh mẽ như cá tuyết, vì ​​thị trường Địa Trung Hải hồi phục thúc đẩy doanh số bán cá tuyết muối, trong khi nhu cầu cá tuyết nguyên con tươi và philê cũng tăng trưởng đáng kể.

Khối lượng tiêu thụ cá tuyết tươi trong 9 tháng đầu năm 2021 tăng 33% đã góp phần làm giá trị tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, một con số ấn tượng khi giá nửa đầu năm xuống thấp.

Từ tháng 5, giá xuất khẩu đã tăng lên cùng với các thị trường quan trọng ở châu Âu mở cửa trở giúp tăng mạnh XK cá philê tươi, tăng tới 42%, trong khi xuất khẩu cá tuyết nguyên con tươi tăng 33%.

Riêng trong tháng 9/2021, khối lượng bán cá tuyết tươi tăng 30%, trong khi giá trị tăng 25% đạt 103 triệu NOK (12 triệu USD).

Trong khi đó, doanh số bán cá tuyết đông lạnh đã giảm nhẹ, với giá trị xuất khẩu 135 triệu NOK trong 9 tháng đầu năm, thấp hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường cá tuyết đông lạnh lớn nhất của Na Uy, giảm 2%. Ngược lại, xuất khẩu sang châu Âu đã tăng 18% kể từ đầu năm.

Xuất khẩu sang châu Âu tăng và sang Trung Quốc giảm là do chi phí vận tải biển hàng thủy sản đông lạnh tăng mạnh trong năm nay và khiến việc vận chuyển hải sản đông lạnh đến và đi từ Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn.

Giá cá tuyết đông lạnh đã phục hồi trong tháng 9 và hiện đã trở lại mức của năm 2019, theo NSC. Trong tháng trước, khối lượng và giá trị xuất khẩu cá tuyết đông lạnh cũng phục hồi đáng kể với 4.900 tấn, trị giá 198 triệu NOK, tăng lần lượt 46% và 41% so với tháng 9/2020.

Cá tuyết muối hồi phục nhờ thị trường Địa Trung Hải

Cá tuyết muối và ướp muối của Na Uy chứng kiến ​​mức tăng trưởng 11% về khối lượng, nhưng giá trị bị tác động vì giá giảm. Doanh số bán hàng sang thị trường chính là Bồ Đào Nha không thay đổi so với năm 2020, nhưng Brazil đã có sự phục hồi ấn tượng với mức tăng khối lượng 149% trong quý III. Tháng 9  sản phẩm này khởi sắc khác với giá trị xuất khẩu tăng 10% lên 467 triệu NOK.

Trong khi doanh thu cá tuyết muối cho đến nay đã thấp hơn 19% so với năm 2020, giá tăng trong những tuần gần đây cho thấy tháng trước giá đã quay trở lại như tháng 9/2019. Kết quả là trong tháng 9, khối lượng XK cá tuyết muối tăng 52% và giá trị tăng 45% so với tháng 9 năm ngoái, mang lại 115 triệu NOK.

Trong tháng 9 XK cá tuyết khô giảm cả về khối lượng và giá trị lần lượt là 4% và 16, doanh thu chỉ đạt 74 triệu NOK.

Doanh số bán tôm, cua tăng

Cua hoàng đế Na Uy, một trong những sản phẩm thu lợi lớn nhất trong đại dịch, vẫn duy trì doanh thu hàng đầu, ngay cả khi sản lượng khai thác giảm so với năm 2020.

Trong tháng 9/2021, 205 tấn loài này đã được xuất khẩu với giá trị 100 triệu NOK. Mặc dù giảm 18% về số lượng chủ yếu do XK cua sống giảm, nhưng do giá tăng nên giá trị vẫn cao hơn 28% so với tháng 9/2020.

Trong khi đó, đối với cua hoàng đế đông lạnh, khối lượng xuất khẩu tăng 10% và giá tăng 55%, từ 362 NOK/kg vào tháng 9/2020 lên 563 NOK/kg vào tháng 9/2021.

Nhờ nhu cầu cao ở Mỹ và Nhật Bản, năm nay là một năm ấn tượng đối với xuất khẩu cua tuyết Na Uy, với giá trị tăng hơn gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Đối với tôm nước lạnh, doanh số đã tăng nhẹ trong tháng 9, với 1.800 tấn, trị giá 99 triệu NOK, tăng lần lượt 12% và 3% so với tháng 9/2020.

Đặc biệt, Vương quốc Anh - thị trường lớn thứ hai của Na Uy về loài này - đang bình thường hóa sau Brexit và đại dịch. Từ đầu năm đến nay, doanh số bán hàng tại Vương quốc Anh đã tăng 44% so với năm 2020.

Sản lượng đánh bắt cao ở biển Barents cũng đã làm tăng khối lượng xuất khẩu sang Iceland. Xuất khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh sang nước này đã tăng 412% lên 1.725 tấn.

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục