Giá cá bơn tại Mỹ tăng mạnh

(vasep.com.vn) Giá cá bơn halibut ở bang Alaska của Mỹ năm nay bắt đầu cao hơn đáng kể so với năm ngoái mặc dù nhu cầu tiêu thụ chậm và vận chuyển khó khăn ở một số khu vực.
Giá cá bơn tại Mỹ tăng mạnh
Giá cá bơn tại Mỹ tăng mạnh

Vụ đánh bắt cá bơn Thái Bình Dương mở cửa vào ngày 6/3 và 2 tuần sau đó chỉ có 80 chuyến giao hàng được thực hiện, 46 chuyến tại cảng Đông Nam và 34 chuyến từ khu vực Vịnh miền Trung với tổng khối lượng 355,524 pao. Hầu hết cá cập bến là những lô nhỏ được mua theo dạng ký gửi.

Không có cảng nào ở Alaska báo cáo mức giá dưới 5 USD/pao trong khi giá năm 2020 trả cho ngư dân Alaska trung bình là 4 USD/pao.

Giá ban đầu tại Sitka và Juneau, nơi có dịch vụ hàng không hàng ngày, là  5,50 USD/pao đến 5,75 USD/pao, tăng 1USD so với năm ngoái. Cá giao tại Petersburg được trả giá  5,75 USD/pao. Không có dịch vụ phà và chi phí vận tải hàng không cao ảnh hưởng đến giao dịch ở gần như tất cả các cảng Đông Nam bộ, nơi các nhà chế biến lớn cho biết họ sẽ không mua cá bơn cho đến tháng 4 hoặc tháng 5.

Cá giao cho Homer được trả giá 5,50 USD/pao, cũng tăng hơn 1USD. Những người mua khác trên bán đảo Kenai đang trả  5,25 USD/pao - 5,45 USD/pao cho cá cỡ 10/20 pao và cao hơn một chút cho cá lớn hơn. Báo cáo từ Whittier chốt giá ở mức 5,50 USD /pao đến  5,75 USD/pao.

Nghề khai thác cá bơn Thái Bình Dương ở Alaska đã bị ảnh hưởng nặng nề trong những năm gần đây bởi sự xâm nhập cá từ miền đông Canada, chủ yếu là Nova Scotia và Newfoundland. Một người mua Alaska nói rằng khu vực này đang ở "vị trí tiền đạo" để bán cá cho thị trường tươi sống.

Dữ liệu thương mại liên bang cho thấy vào năm 2020, hơn 10,5 triệu pao cá bơn Đại Tây Dương đã được nhập khẩu vào Mỹ từ khu vực đó, trị giá 70,2 triệu USD. Thêm 1,5 triệu pao cá bơn Thái Bình Dương từ British Columbia vào Mỹ trị giá 22 triệu USD.

Các ngư dân đánh bắt cá bơn Alaska cũng đang bị mắc kẹt từ cá bơn tươi nuôi từ Na Uy với tổng sản lượng năm ngoái khoảng 1 triệu pao, trị giá 6,3 triệu USD.

Cá bơn Halibut do các đội tàu của Nga đánh bắt và chế biến thành philê đông lạnh ở Trung Quốc cũng đang xâm nhập vào thị trường Mỹ và bán dưới giá của tất cả các thị trường khác. Năm 2019, tổng giao dịch đạt 2 triệu pao, trị giá gần 7 triệu USD.

Giới hạn đánh bắt của Alaska đối với cá bơn ở Thái Bình Dương là 19,6 triệu pao. Nghề cá đã được gia hạn thêm một tháng trong năm nay và sẽ kéo dài đến hết ngày 7/12.

Những bước ngoặt mới đối với tiêu thụ hải sản ở Mỹ

Doanh số bán thủy sản đã lập kỷ lục tại hệ thống bán lẻ Mỹ vào năm ngoái và xu hướng này đang tiếp tục.

Doanh thu của các mặt hàng tươi sống, đông lạnh và kệ đựng thức ăn tăng gần 30% vào năm 2020 lên gần 17 tỷ USD, vượt xa các mặt hàng thịt, sản phẩm và đồ nguội. Theo một báo cáo Power of Seafood 2021 mới được công bố từ FMI - Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm, nhận thức về sức khỏe đang thúc đẩy sự gia tăng này.

Trong một cuộc khảo sát quốc gia, FMI phát hiện ra rằng, trong năm qua, 1/3 người Mỹ ăn hải sản 2 lần một tuần và gần 60% cho biết họ tin rằng ăn nhiều sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch của họ. 75% trong số họ cho biết mong muốn tìm hiểu thêm về cách nấu hải sản và muốn hiểu biết hơn về cách chế biến và tạo hương vị cho hải sản.

Hải sản được đánh bắt như thế nào và ở đâu cũng rất quan trọng và 36% cho biết họ thích cá đánh bắt tự nhiên "vì nó bổ dưỡng hơn".

Tuy nhiên, sự ưa thích đối với cá nuôi đã tăng lên 29%, tăng 10 điểm so với năm 2019, với 35% nói rằng cá nuôi có khả năng truy xuất nguồn gốc tốt hơn so với cá tự nhiên và là một lựa chọn lành mạnh hơn.

Ngoài ra, cá hồi là loài chủ yếu trong hải sản và cá hồi nuôi thường có giá thấp hơn so với cá đánh bắt tự nhiên, Rick Stein, Phó chủ tịch FMI về thực phẩm tươi sống, cho biết.

Báo cáo của FMI cũng cho thấy rằng các sản phẩm làm giả từ thực vật đã được người mua hàng ở Mỹ chấp nhận nhiều hơn. Một báo cáo khác của Barclays tuyên bố rằng ngành công nghiệp làm giả cá ước tính trị giá 140 tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới và có thể chiếm 10% trong tổng số 1,4 nghìn tỷ USD ngành công nghiệp thịt toàn cầu.

Gần 60% những người thường xuyên ăn hải sản cho biết họ có khả năng sẽ thử những sản phẩm như vậy, trong khi 31% nói rằng họ sẽ không. Cũng có mối tương quan cao với việc ăn uống lành mạnh và 62% cho rằng tính bền vững là lý do chính để chuyển sang sản phẩm cá giả.

Nhìn chung, 71% người tiêu dùng Mỹ cho biết họ lo ngại về tính bền vững của thủy sản, với 41% cho biết đây là yếu tố hàng đầu trong việc lựa chọn mua của họ.

 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục