Những thách thức về tính minh bạch trong nghề cá ngừ quốc đảo Thái Bình Dương

(vasep.com.vn) Để phát triển tính bền vững và minh bạch của nghề cá Thái Bình Dương, cách thức chia sẻ thông tin theo dõi chuỗi giá trị tốt hơn và hợp tác liên Chính phủ là điều cần thiết.

Nghề cá ngừ Thái Bình Dương có sản lượng cao nhất thế giới, cung cấp khoảng 34% tổng sản lượng cá ngừ của toàn cầu. Mặc dù nghề cá là một trong những ngành được quản lý một cách bền vững nhất, nhưng cũng là nghề đang chịu áp lực ngày càng gia tăng từ các tác động của biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, tham nhũng và khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Sản lượng khai thác IUU trên toàn cầu rất cao, ước tính gây thiệt hại hơn 100 triệu USD/năm và có khả năng làm suy yếu an ninh tài nguyên và thu nhập.

Mặc dù có rất nhiều lời kêu gọi cần minh bạch hơn trong nghề cá Thái Bình Dương để giải quyết những thách thức này, nhưng lại có rất ít nghiên cứu về bản chất và hiệu quả của các nỗ lực làm minh bạch liên quan tới nghề cá ngừ, một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của khu vực.

Hơn một thập kỷ qua đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện sự minh bạch trong ngành cá ngừ Thái Bình Dương. Các quốc gia giàu cá ngừ của khu vực Thái Bình Dương đã giám sát các nỗ lực khai thác thông qua Hệ thống Giám sát tàu (VMS), tham gia giám sát trên biển, trên không, và cung cấp các quan sát viên độc lập trên tàu đánh bắt. Những sáng kiến về chính sách này đã mang lại các lợi ích kinh tế đáng kể cho các quốc đảo Thái Bình Dương với doanh thu từ nghề cá ngừ tăng ít nhất 4 lần trong thập kỷ qua.

Các mục tiêu có thể đạt được thông qua việc chia sẻ dữ liệu tốt hơn và cải thiện việc sử dụng công nghệ hiện đại để tăng cường giám sát các đội tàu và chuỗi cung ứng. Các quan sát viên trên tàu có thể thu thập dữ liệu có giá trị và chia sẻ dữ liệu kỹ thuật số để cải thiện việc quản lý nguồn lợi.

Quan hệ đối tác toàn cầu để sử dụng tốt hơn công nghệ theo dõi qua vệ tinh, phân tích dữ liệu, và trí tuệ nhân tạo, có thể cải thiện việc giám sát thông qua mô hình hóa hành vi hiện tại và tương lai của các ngư dân. Điều này có thể giúp tăng cường việc đối phó với các hoạt động tội phạm. Hiện tại, các sáng kiến quốc gia nhằm tăng cường tính minh bạch và chia sẻ thông tin, và giảm bớt tội phạm đang đối mặt với những rào cản đáng kể. Với diện tích biển rộng bằng Châu Phi, việc giám sát của cải tại khu vực này vẫn chưa đầy đủ. Ngay cả với khoản đầu tư 2 tỷ USD của Australia theo Chương trình thay thế tàu tuần tra, các tổ chức của các nước được giao nhiệm vụ giám sát các tàu đánh cá vẫn bị kéo dài; nhiều quốc gia chỉ có 1 tàu tuần tra.

Các cơ quan khu vực hỗ trợ các nỗ lực của các nước, nhưng quyền lợi có thể cản trở việc quản lý vền vững. Trung tâm Quản lý Nghề cá Khu vực đã đối chiếu và giải thích dữ liệu được lấy từ việc thu thập từ hệ thống VMS trên toàn quốc, nhưng việc chia sẻ dữ liệu giữa các nước chỉ được thực hiện theo thỏa thuận và thường không kịp thời để cho phép đấu tranh với các vi phạm giấy phép đánh bắt hoặc hoạt động tội phạm.

Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) đã thúc đẩy tính minh bạch thông qua các quy định về thủ tục quản lý nghề cá và việc bảo tồn các loài. Việc chuyển các quy định thành hành động có thể bị cản trở bởi các xung đột lợi ích giữa các quốc gia có ngành đánh bắt và các nước giàu có nghề cá. Tiến sĩ Transform Aqorau, người đứng đầu các bên tham gia Hiệp định Nauru (PNA) đã gọi nó là “liên minh của những người bất đắc dĩ” với các thành viên tập trung vào việc bảo vệ lợi ích của họ hơn là quản lý nghề cá bền vững.

Một trong những thách thức chính để đạt được tính minh bạch cao hơn là không rõ ràng về những dữ liệu nào được coi là nhạy cảm về mặt thương mại hay chính trị, và do đó phải hạn chế việc truy cập công khai. Hiện đang có nghiên cứu kiểm tra các hoạt động thực tiễn tại WCPFC và các tổ chức nghề cá khu vực khác về việc phân loại dữ liệu thủy sản. Trong trường hợp không có bất kỳ giao thức rõ ràng nào, việc phân loại dữ liệu thô của Chính phủ được coi là bí mật.

Điều này khiến cho việc xem các dữ liệu một cách công khai dữ liệu thủy sản trở nên khó khăn, đặc biệt là các thông tin liên quan đến chuỗi giá trị như: dòng sản phẩm nghề cá, tài chính và văn bản. Các câu hỏi đã được đặt ra về việc liệu truy cập hạn chế như vậy có phù hợp với nhu cầu và các mục tiêu về việc quản lý nghề cá bền vững và truy xuất thủy sản hay không?.

Khi sự phức tạp và tinh vi của các hoạt động IUU và tội phạm xuyên quốc gia trong môi trường hàng hải gia tăng, sự hợp tác giữa các cơ quan, các ngành và khu vực tài phán trở nên cần thiết. Các cơ quan an ninh, chẳng hạn như Trung tâm Giám sát Nghề cá Khu vực, Tổ chức Hải quan Châu Đại Dương, Mạng lưới Tội phạm Xuyên quốc gia và Nhóm phòng chống rửa tiền Châu Á Thái Bình Dương đặc biệt quan trọng. Các tổ chức này đều có các dữ liệu khác nhau, có thể bổ xung cho nhau, về các hoạt động bất hợp pháp trong môi trường hàng hải. Các thỏa thuận hợp tác để chia sẻ dữ liệu, nhưng các cơ chế để thực hiện một cách hiệu quả vẫn cần tăng cường.

Ngay cả khi dữ liệu có sẵn, nhưng lại không được sử dụng hiệu quả. Việc thiếu minh bạch, phân mảnh và hạn chế về năng lực, cũng như các yêu cầu giám sát được thực hiện kém hiệu quả có thể cản trở việc phân tích các dữ liệu hiện có một cách có ích. Có được lực kéo nhiều hơn vi phạm sẽ đòi hỏi thông tin chuỗi giá trị tốt hơn, năng lực thể chế để giải thích các dữ liệu và thực thi các quy định, và hợp tác liên quyền. Cũng cần có sự tham gia lớn hơn các cơ quan giám sát.

Các tổ chức phi chính phủ đã cung cấp một số phân tích dữ liệu dễ tiếp cận nhất. Họ thường tiết lộ những nơi mà tính minh bạch còn yếu và ủng hộ việc cải thiện tính minh bạch của các điều khoản và các hoạt động thực tiễn trong khu vực này. Các tổ chức toàn cầu như Global Fishing Watch đang hành động để tăng cường việc công khai các dữ liệu về hoạt động khai thác có sẵn bằng cách biểu thị đồ họa đường đi của tàu đánh bắt được theo dõi từ vệ tinh, nhưng vẫn cần cải thiện khả năng diễn giải dữ liệu.

Các bài phân tích dữ liệu và nhận định về các vấn đề quản lý nghề cá có thể truy cập được tạo ra bởi các tổ chức phi chính phủ (NGOs) bao gồm Thông cáo về Nghề cá ngừ Thái Bình Dương năm 2018 của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) và nghiên cứu của Pew Charitable Trusts. Các tổ chức này có một vai trò quan trọng, nhưng không thể thay thế cho sự giám sát của chính phủ và các tổ chức khu vực và sự tham gia của cộng đồng. Việc tài trợ dài hạn và các cam kết của các tổ chức NGOs có thể dao động do đó ảnh hưởng đến tính nhất quán của việc nỗ lực và độ sâu của các phân tích.

Để khuyến khích tính minh bạch cao hơn trong nghề cá ngừ Thái Bình Dương, các dữ liệu có chất lượng cao và các luồng thông tin công khai rất quan trọng vì chúng cung cấp một vòng phản hồi có hệ thống, có thể báo hiệu sự cần thiết phải thích nghi hoặc thực sự chuyển đổi. Nhưng dữ liệu này không đủ. Việc dữ liệu này có được sử dụng để nâng cao trách nhiệm hay không còn tùy thuộc vào khả năng truy cập dữ liệu của người dùng, và cách trình bày và diễn giải.

Mặc dù tính minh bạch không phải là viên đạn thần kỳ cho việc quản lý nghề cá bền vững, nhưng đây là một ván bài quan trọng để cải thiện hệ sinh thái và kết quả kinh tế.

(Theo Policy Forum)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục