Quy định liên tục thay đổi, xuất khẩu thủy sản gặp khó

Thời gian qua dù chất lượng thủy sản xuất khẩu đã được cải thiện đáng kể song vẫn còn tồn tại những lô hàng thủy sản bị trả về do quy định liên tục thay đổi.
Quy định liên tục thay đổi xuất khẩu thủy sản gặp khó
Năm 2021, ngành thủy sản phấn đấu đạt 1,3 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản

Tại Hội nghị Phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2021 với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, diễn ra ngày 19/3, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NNPTNT) tổ chức, đại diện Tổng cục Thủy sản cho biết, năm 2020, tổng diện tích nôi trồng thủy sản duy trì ổn định khoảng 1,3 ha (diện tích nuôi mặn lợ đạt 850 nghìn ha, nuôi nước ngọt đạt 450 ngàn ha). Tổng sản lượng thủy sản đạt 8,4 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 4,56 triệu tấn, tăng 1,5%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,4 tỷ USD.

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2020 đạt khoảng 1,3 triệu ha, bằng 100% so với năm 2019 và khoảng 10 triệu m3 lồng.

Năm 2021, ngành thủy sản phấn đấu đạt 1,3 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi nước ngọt 450 nghìn ha; nuôi mặn, lợ 850 nghìn ha; Tổng sản lượng thủy sản năm 2021 đạt khoảng 8,5 triệu tấn, bằng 101% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng khai thác khoảng 3,61 triệu tấn, bằng 93,6% sản lượng nuôi trồng 4,9 triệu tấn, bằng 107,4%.

Các sản phẩm quốc gia, sản lượng cá tra 1,5 triệu tấn, bằng 96,2% so với năm 2020; sản lượng tôm nước nuôi 980 nghìn tấn, bằng 103, 2%. Trong đó, tôm sú 280 nghìn tấn, bằng 104,6%; tôm thẻ chân trắng 650 nhìn tấn, bằng 102,8%; tôm khác 50 ngàn tấn.

.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá, dựa trên những tín hiệu khả quan của thị trường, xuất khẩu thủy sản năm 2021 có thể đạt trên 8,7 tỷ USD

Phát biểu tại Hội nghị, ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NNPTNT cho biết, thời gian qua dù chất lượng thủy sản xuất khẩu đã được cải thiện đáng kể song vẫn còn tồn tại những lô hàng thủy sản bị trả về, đặc biệt ở thị trường rất quan trọng là Trung Quốc.

Cụ thể, số lượng lô hàng thủy sản xuất khẩu vi phạm chất lượng an toàn thực phẩm bị trả về tăng đột biến trong 3 tháng đầu năm 2021. Ở thị trường Trung Quốc có đến 15/40 lô vi phạm bị trả về, trong khi cả năm 2020 số lượng lô vi phạm bị trả về là 6/14 lô.

Gần đây phía Trung Quốc cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh, tôm đã xử lý nhiệt của Việt Nam bị phát hiện dương tính với bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), virus đốm trắng (WSSV).

Ông Phong cho hay: "Nafiqad đã có văn bản gửi cơ quan kiểm dịch Trung Quốc đề nghị cấp cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cảnh báo bệnh IHHNV, WSSV đối với sản phẩm tôm đã xử lý nhiệt và bằng chứng về đánh giá rủi ro đối với các cảnh báo bệnh IHHNV, WSSV đối với sản phẩm tôm đông lạnh chưa bóc vỏ, bỏ đầu”.

Đại diện Nafiqad chia sẻ thêm, các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam liên tục cho những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

Đơn cử như thị trường Hàn Quốc, sản phẩm tôm đáp ứng quy định về xử lý nhiệt (tôm nấu chín) theo quy định của Hàn Quốc sẽ được miễn kiểm dịch. Tuy nhiên, thời gian xử lý nhiệt theo quy định của Hàn Quốc dài, gây ảnh hưởng đến cảm quan của sản phẩm (màu sắc, mùi vị,..). Nafiqad đã có văn bản đề nghị phía Hàn Quốc điều chỉnh quy định để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa tiêu diệt được virus gây bệnh.

.
Biểu đồ so sánh số địa phương có dịch bệnh năm 2019 và 2020

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng bổ sung 5 chỉ tiêu bệnh (DIV1, TiLV, NHP, SAV, AHPND) đối với một số loài/dạng sản phẩm thủy sản (lô hàng xuất khẩu vào Hàn Quốc phải kèm theo chứng thư chứng nhận kiểm dịch đối với 5 bệnh này từ 1/8/2021).

Đối với thị trường Australia, sản phẩm tôm chưa nấu chín xuất khẩu sang Australia phải được kiểm tra, phân hạng tại cơ sở chế biến được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu chứng nhận và kiểm soát; không có các dấu hiệu mắc bệnh; mỗi lô tôm sản xuất (sau chế biến) được lấy mẫu xét nghiệm âm tính đối với virus đốm trắng, đầu vàng...

Ông Nguyễn Văn Long nhấn mạnh: Dự báo diện tích tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao do người nuôi tôm bắt đầu tăng thả nuôi, trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết (giao mùa, hạn hán, bão và lũ lụt tại một số tỉnh, xâm nhập mặn,..) tiếp tục diễn biến phức tạp; các loại mầm bệnh nguy hiểm còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm; các yếu tố bất lợi như nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường nhanh, mạnh, theo hướng cực đoan; điều kiện môi trường biến đổi lại tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh cho tôm.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NNPTNT đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng chống một số bệnh nguy hiểm dịch bệnh thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2025. Đây sẽ là căn chứ pháp lý quan trọng để các tỉnh, thành phố bố trí ngân sách, nguồn lực để triển khai.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá, dựa trên những tín hiệu khả quan của thị trường, xuất khẩu thủy sản năm 2021 có thể đạt trên 8,7 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc thúc đẩy, mở rộng thị trường thì việc giám sát tốt dịch bệnh, quản lý chất lượng thủy sản là một nhiệm vụ quan trọng.

Để hàng thủy sản xuất khẩu đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh của các thị trường nhập khẩu, ông Phong kiến nghị, các ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát, hậu kiểm về chất lượng, an toàn thực phẩm, xuất xứ nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ.

Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh trên địa bàn; giám sát, cảnh báo sớm dịch bệnh trên thủy sản để kịp thời khuyến nghị và hướng dẫn người nuôi phòng trị bệnh hiệu quả...

Theo Phó Cục trưởng Cục Thú ý (Bộ NNPTNT), ông Nguyễn Văn Long, năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 46.217 ha, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2019 (có tổng diện tích bị thiệt hại là 24.297 ha).

Có khoảng 10.274 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại.

Từ đầu năm đến ngày 15/3/2021, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 1.897 ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020 (có tổng diện tích bị thiệt hại là 4.863 ha). Ngoài ra, có khoảng 105 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại.

Trong đó, diện tích tôm nước lợ bị thiệt hại là gần 1.713,5 ha, chiếm 90,3% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, giảm 54% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm gần 0,4% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước.

Diện tích cá tra bị thiệt hại là 125,6 ha, giảm 47,4% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 20,1% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước (Theo dữ liệu thống kê trên phần mềm dulieucatra.mard.gov.vn, diện tích thả nuôi cá tra là 625 ha).

Thiệt hại trên các loài thủy sản khác: khoảng 58 ha, chủ yếu là diện tích nuôi một số loài thủy sản nước ngọt; 58 lồng cá điêu hồng, một số loài cá biển; 47 vèo, bể nuôi lươn, ếch.

(Theo báo Đầu tư)

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục